MẠNG NÂNG CAO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất

2 posters

Go down

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất Empty Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất

Bài gửi  NguyenThiTuyetMai Tue Dec 18, 2012 10:39 am

Phần I: Hiểu biết căn bản về Linux
1. Linux

Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở.

Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux.

Một cách chính xác, thuật ngữ "Linux" được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản phân phối Linux. Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường làm việc desktop như GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn phòng như OpenOffice.

Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng như là các máy điện thoại di động.

Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên, hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và Hewlett-Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng như là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với Windows nhiều hơn là Linux. Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên.

2. Các bản phân phối chủ yếu của Linux
Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất 9232009113536am
Phần II: Một số hệ điều hành Linux phổ biến
Ubuntu
fedora
Redhat
puppy linux
hacao linux
fenix desktop


Được sửa bởi NguyenThiTuyetMai ngày Tue Dec 18, 2012 10:51 am; sửa lần 1.

NguyenThiTuyetMai

Tổng số bài gửi : 68
Join date : 20/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất Empty Ubuntu

Bài gửi  NguyenThiTuyetMai Tue Dec 18, 2012 10:46 am

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất 20739063_images1405687_Linux%20ubuntu[center]
Ubuntu (phát âm IPA uːˈbuːntuː) là một hệ điều hành máy tính dựa trên Debian GNU/Linux, một bản phân phối Linux thông dụng. Tên của nó bắt nguồn từ "ubuntu" trong tiếng Zulu, có nghĩa là "tình người", mô tả triết lí ubuntu: "Tôi được là chính mình nhờ có những người xung quanh," một khía cạnh tích cực của cộng đồng. Mục đính của Ubuntu bao gồm việc cung cấp một hệ điều hành ổn định, cập nhật cho người dùng bình thường, và tập trung vào sự tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Ubuntu đã được đánh xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất cho máy tính để bàn, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy tính để bàn năm 2007.

Ubuntu là phần mềm mã nguồn mở tự do, có nghĩa là người dùng được tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm theo điều khoản của giấy phép GNU GPL. Ubuntu được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là một người Nam Phi Mark Shuttleworth). Thay vì bán Ubuntu, Canonical tạo ra doanh thu bằng cách bán hỗ trợ kĩ thuật. Bằng vệc để cho Ubuntu tự do và mở mã nguồn, Canonical có thể tận dụng tài năng của những nhà phát triển ở bên ngoài trong các thành phần cấu tạo của Ubuntu mà không cần phải tự mình phát triển.

Canonical ủng hộ và cung cấp hỗ trợ cho bốn bản phân phối dựa trên Ubuntu khác: Kubuntu và Xubuntu, vốn sử dụng KDE và Xfce như là môi trường desktop thay cho hệ thống GNOME mặc định được sử dụng bởi Ubuntu; Edubuntu, một dự án con và là phần bổ sung cho Ubuntu, được thiết kế cho môi trường học tập và sử dụng ở nhà;[3] and Ubuntu JeOS (pronounced "Juice"), một phiên bản khác của Ubuntu, thiết kế cho ác máy ảo.

Lược sử

Bản phát hành đầu tiên của Ubuntu là vào 20 tháng 10 năm 2004, bắt đầu bằng việc tạo ra một nhánh tạm thời của dự án Debian Linux. Việc này đã được thực hiện để một phiên bản mới của Ubuntu có thể được phát hành mỗi 6 tháng, tạo ra một hệ điều hành được cập nhật thường xuyên hơn. Bản phát hành Ubuntu luôn gồm bản GNOME mới nhất, và được lên lịch phát hành khoảng 1 tháng sau GNOME. Khác với các nhánh có mục đích chung trước của Debian - như MEPIS, Xandros, Linspire, Progeny và Libranet, phần nhiều trong số chúng dựa vào các phần mềm bổ sung có mã đóng mô hình của một doanh nghiệp. Ubuntu lại giống với triết lý của Debian hơn và dùng các phần mềm miễn phí (libre) vào mọi thời điểm.

Các gói của Ubuntu nói chung dựa trên các gói từ nhánh không ổn định của Debian: cả 2 bản phân phối đều dùng gói có định dạng deb của Debian và APT/Synaptic để quản lý các gói đã cài. Ubuntu đã đóng góp trực tiếp và lập tức tất cả thay đổi đến Debian, chứ không chỉ tuyên bố chúng lúc phát hành, mặc dù các gói của Debian và Ubuntu không cần thiết "tương thích nhị phân" với nhau. Nhiều nhà phát triển Ubuntu cũng là người duy trì các gói khoá (gói chủ chốt) của chính Debian. Dù sao, Ian Murdock, nhà sáng lập của Debian, đã chỉ trích Ubuntu vì sự không tương thích giữa các gói của Ubuntu và Debian, ông nói rằng Ubuntu đã làm sai lệch quá xa so với Debian Sarge, do đó không còn giữ được sư tương thích.
Phiên bản thông thường

Các phiên bản Ubuntu được đặt tên theo dạng Y.MM (tên), trong đó Y tương ứng với năm phát hành, và MM tương ứng với tháng phát hành. Tên trong ngoặc là tên hiệu được đặt cho phiên bản trước khi phát hành chính thức. Trong tháng 10 năm 2004, Ubuntu phát hành phiên bản đầu tiên, Ubuntu 4.10. Mỗi phiên bản Ubuntu thông thường được hỗ trợ trong vòng 18 tháng, chúng cũng được phát hành định kỳ 6 tháng 1 lần và việc nâng cấp lên phiên bản mới hoàn toàn miễn phí. Người dùng được khuyến khích nâng cấp lên phiên bản mới để có thể sử dụng các tính năng mới nhất mà ứng dụng cung cấp. Phiên bản Ubuntu thông thường hiện tại là Ubuntu 9.04 (Jaunty Jackalope), đã được ra mắt vào ngày 23, tháng 4 năm 2009.

Phiên bản hỗ trợ lâu dài

Ubuntu cũng có những phiên bản hỗ trợ dài hạn "Long Term Support", hỗ trợ trong vòng 3 năm đối với máy tính để bàn và 5 năm đối với máy chủ. Ubuntu 8.04 (Hardy Heron), ra mắt vào ngày 24, tháng 4 năm 2008, là phiên bản Long Term Support hỗ trợ đến hiện tại. Canonical sẽ ra mắt phiên bản Long Term Support mỗi 2 năm một lần, và dự kiến sẽ ra mắt bản Long Term Support tiếp theo vào năm 2010, 2 năm sau bản Ubuntu 8.04.

Đặc điểm

Ubuntu kết hợp những đạc điểm nổi bật của dòng Linux, như tính bảo mất trước mọi virus và malware, khả năng tùy biến cao, tốc độ, hiệu suất làm việc, và những đặc điểm của Ubuntu như giao diện bắt mắt, bóng bẩy, cài đặt đơn giản, và sự dễ dàng trong việc sao lưu dữ liệu.

Cài đặt

Ubuntu cung cấp một tập hợp đầy đủ các tính năng có thể hoạt động ngay lập tức từ bản cài đặt chuẩn, nhưng lại vừa vặn trong 1 đĩa CD. Có một đĩa chạy trực tiếp và một đĩa cài đặt truyền thống cho mỗi lần phát hành. CD chạy trực tiếp cho phép người dùng xem xét phần cứng của họ có tương thích với hệ điều hành hay không trước khi cài đặt lên đĩa cứng. Đĩa Ubuntu, Edubuntu được gửi miễn phí cho bất cứ ai yêu cầu, và tập tin ảnh đĩa cũng có sẵn để tải về. Ubuntu khi chạy cần 256 MB RAM, và khi cài đặt lên đĩa cứng, chiếm 3GB dung lượng đĩa trống.

Quá trình cài đặt Ubuntu sử dụng giao diện đồ họa, tốc độ cài đặt nhanh hay chậm sẽ tuỳ thuộc vào cấu hình máy tính, trung bình là từ 20 - 30 phút.

Giao diện

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất 800px-Compizfusioncubo[img]
Ubuntu sử dụng giao diện đồ họa thân thiện GNOME, qua đó hướng đến sự đơn giản hóa trong quá trình sử dụng. Đặc điểm có thể nhận thấy rõ ở giao diện mặc định của Ubuntu là các màu chuyển giữa nâu và cam. Ubuntu đi kèm với Compiz-Fusion, để tạo sự bóng bây trong quá trình sử dụng.

Cho đến tháng 4, 2005, Ubuntu có một gói tuỳ chọn được gọi là ubuntu-calendar, gói này tải về một hình nền mới vào mỗi tháng, phù hợp với chủ đề màu nâu của giao diện. Các hình nền này thể hiện những người mẫu bán khoả thân và nó bị chỉ trích như "risqué (khiêu gợi không thích hợp, thiếu tế nhị)". Điều này dẫn đến việc tạo ra những tên giễu như "Linuxxx" hay "Bản phân phối khiêu dâm".

Hơn thế nữa, Ubuntu hướng đến khả năng sử dụng cho người dùng khuyết tật và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, với mục đích có càng nhiều người dùng càng tốt. Ngay từ phiên bản 5.04, Unicode là bảng mã mặc định.

Ứng dụng

Mặc định, Ubuntu được thiết kế để ngay sau khi cài đặt là có thể sử dụng được ngay. Đó là bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.org, trình duyệt Internet Firefox, trình quản lý thư điện tử Evolution, trình gửi tin nhăn tức thời (IM) Pidgin, trình tải file torrent Tranmission và trình biên tập đồ hoạ GIMP. Về truyền thông đa phương tiện, Ubuntu tích hợp trình phát, rip CD Sound Juicer, trình quản lí thư viện nhạc Rhythmbox, trình xem phim Totem Movie Player và trình ghi âm Sound Recorder. Một số ứng dụng nhỏ như chụp màn hình, máy tính toán, các trò chơi bài và trò chơi giải đố cũng có sẵn.

Việc cài đặt ứng dụng trong Ubuntu có nhiều phương tiện, phổ biến nhất là dùng Add/Remove Application và Synaptic Package Manager. Trong đó, Add/Remove Application cho phép người dùng tìm toàn bộ các ứng dụng miễn phí Ubuntu khuyên dùng và cài đặt về máy, còn Synaptic Package Manager là công cụ nâng cao, giúp người dùng cài đặt từng gói con của ứng dụng. Ngoài ra còn một số công cụ sử dụng dòng lệnh, như apt-get, aptitude... Luôn luôn có hơn 17000 ứng dụng khác nhau luôn có sẵn trên mạng để tải về và cài đặt. Hơn nữa chúng hoàn toàn miễn phí.

Cấu hình tối thiểu

Phiên bản Desktop của Ubuntu hiện tại hỗ trợ các máy tính cấu trúc Intel x86, AMD, và ARM[6]. Phiên bản server cũng hỗ trợ máy SPARC architecture Unofficial support is available for the PowerPC,[9] IA-64 (Itanium) and PlayStation 3 architectures.

Cấu hình tối thiểu cho quá trình cài đặt là máy có bộ CPU 300 MHz x86, RAM 256 MB, ổ cứng còn 4 Gb chỗ trống, và card màn hình VGA hỗ trợ độ phân giải 640x480 trở lên. Cấu hình khuyên dùng cho quá trình cài đặt là máy có bộ vi xử lí 700 MHz x86, RAM 384 MB, ổ cứng còn 8 GB trống, và card màn hình VGA hỗ trợ độ phân giải 1024×768.

Cấu hình tối thiểu cho việc cài đặt phiên bản server là máy có bộ vi xử lí 300 MHz x86, RAM 64 MB , và card màn hình VGA hỗ trợ độ phân giải 640x480 trở lên.

Những máy tính không hỗ trợ đủ cấu hình tối thiểu, được khuyên dùng Xubuntu, một hệ điều hành tương tự Ubuntu nhưng dựa trên trình quản lí màn hình XFCE.

NguyenThiTuyetMai

Tổng số bài gửi : 68
Join date : 20/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất Empty Fedora

Bài gửi  NguyenThiTuyetMai Tue Dec 18, 2012 10:47 am

Fedora Core là một Bản phân phối Linux dựa trên RPM Package Manager, được phát triển dựa trên cộng đồng theo "Dự án Fedora (Fedora Project) và được bảo trợ bởi Red Hat.

Dự án Fedora nhắm tới mục đích tạo ra một hệ điều hành mã nguồn mở hoàn chỉnh để sử dụng cho các mục đích tổng quát. Fedora được thiết kế để có thể dễ dàng cài đặt với chương trình cài đặt mang giao diện đồ họa. Các gói phần mềm bổ sung có thể tải xuống và cài đặt một cách dễ dàng với công cụ yum. Các phiên bản mới hơn của Fedora có thể được phát hành mỗi 6 hoặc 8 tháng.

Tên gọi Fedora Core là nhằm mục đích phân biệt giữa gói phần mềm chính của Fedora với các gói phần mềm phụ trội, bổ sung cho Fedora.

Hỗ trợ kỹ thuật của Fedora đa số là đến từ cộng đồng (mặc dù Red Hat có hổ trợ kỹ thuật cho Fedora nhưng không chính thức).

Fedora còn được gọi là Fedora Linux, nhưng đây không phải là tên gọi chính thức của nó.

Các đặc điểm

* Fedora Core sử dụng GNOME như là môi trường đồ hoạ mặc định. Bên cạnh đó người dùng cũng có thể lựa chọn các môi trường làm việc khác như KDE, XFCE, hay đơn giản hơn nữa với các trình quản lý cửa sổ như icewm, fluxbox,...

* Một số công cụ quản trị của Fedora Core được viết bằng Python - một ngôn ngữ kịch bản hướng đối tượng. Ví dụ điển hình là công cụ yum, dùng để quản lý và cài đặt các gói phần mềm theo định dạng RPM.


Phiên bản mới nhất: Fedora 11

Fedora 11 (tên mã là Leonidas) đã chính thức ra mắt. Phiên bản mới được tích hợp nhiều công nghệ phần mềm nguồn mở và miễn phí mới nhất.

Sau đây là một số thay đổi chính của phiên bản lần này:

* Volume Control: Thay vì phải qua nhiều mixer ở các ứng dụng để thiết lập âm thanh từ nhiều nguồn như các bản trước, lần này Fedora 11 đặt tất cả vào PulseAudio để người dùng có thể thiết lập trong một giao diện duy nhất. Cải tiến này tiện lợi hơn cho người sử dụng mới nhưng có thể gây xáo trộn với người dùng đã có kinh nghiệm.
* Intel, ATI và NVIDIA KMS (kernel modsettings): Ở Fedora 10, KMS chỉ hỗ trợ một số card đồ họa của ATI để tăng tốc đồ họa. Lần này KMS hỗ trợ thêm nhiều card đồ họa khác của Intel và NVIDIA.
* Fingerprint: Được tích hợp vào phiên bản lần này của Fedora nhưng thực sự chức năng này chưa thật hoàn chỉnh. Người dùng sẽ phải “đăng ký” vân tay của mình với hệ thống khi tạo tài khoản sử dụng. Tuy nhiên, đây thực sự là một bước tiến của Linux trên desktop.
* Presto: Thông thường khi phải tải về một gói cập nhật thì người dùng phải tải về toàn bộ gói cài đặt đó, mặc dù nội dung gói cập nhật không hoàn toàn khác với gói phiên bản gốc. Presto cho phép người dùng chỉ phải tải về phần khác nhau giữa hai lần cập nhật (gói delta), điều này giúp giảm dung lượng tải về khoảng 60 – 80%.
* Ext4 filesystem: Hệ thống file mới giúp cho hệ thống hoạt động tốt hơn và tăng độ ổn định, hỗ trợ khả năng lưu trữ lớn hơn, kiểm tra các file hệ thống nhanh hơn, tăng tốc độ xóa file.
* MinGW: Fedora 11 cung cấp MinGW giúp người dùng có thể phát triển phần mềm dành cho Windows ngay trên Fedora. Các nhà phát triển có thể tập trung vào phần mềm của mình mà không cần quan tâm về vấn đề như thư viện và application stack.
Một số phần mềm được tích hợp sẵn trong lần phát hành này của Fedora:

* Firefox 3.5
* Gnome 2.26
* KDE 4.2
* Python 2.6
* TigerVNC
* Xfce 4.6
* Xserver 1.6
* rpm 4.7

NguyenThiTuyetMai

Tổng số bài gửi : 68
Join date : 20/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất Empty Redhat

Bài gửi  NguyenThiTuyetMai Tue Dec 18, 2012 10:53 am

Red Hat Enterprise Linux (RHEL) là một bản phân phối Linux được phát triển bởi Red Hat và mục tiêu hướng tới thị trường thương mại. Red Hat Enterprise Linux được phát hành cho các phiên bản máy chủ x86, x86-64, Itanium, PowerPC và IBM System z, và các phiên bản máy tính để bàn cho x86 và x86-64. Tất cả các hỗ trợ chính thức, đào tạo và các trung tâm Chương trình chứng nhận Red Hatcủa Reahat đều trên nền tảng Red Hat Enterprise Linux. Red Hat Enterprise Linux thường được viết tắt là RHEL, tuy nhiên điều này không phải là chỉddunhj chính thức.

Phiên bản đầu tiên của Red Hat Enterprise Linux phân phối ra thị trường được mang tên “Red Hat Linux Advanced Server”. Năm 2003 Red Hat đổi thương hiệu Red Hat Linux Advanced Server thành “Red Hat Enterprise Linux AS”, và bổ sung thêm hai biến thể, Red Hat Enterprise Linux ES và Red Hat Enterprise Linux WS.

Trong khi Red Hat sử dụng các quy định nghiêm ngặt về thương hiệu để hạn chế các bản rebuild của các phiên bản được hỗ trợ chính thức của Red Hat Enterprise Linux,[2] Red Hat cung cấp mã nguồn của các bản phát hành phần mềm miễn phí, cho cả phần mềm có giấy phép phát hành miễn phí và phần mềm mã nguồn mở. và kết quả là, nhiều nhà phân phối đã tạo ra thương hiệu và/hoặc cộng đồng hỗ trợ tái xây dựng Red Hat Enterprise Linux có hiệu lực pháp lý có thể được thực hiện có sẵn, mà không có sự hỗ trợ chính thức của Red Hat.

NguyenThiTuyetMai

Tổng số bài gửi : 68
Join date : 20/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất Empty 10 ứng dụng Linux ít được biết đến

Bài gửi  Lethithuyanh Thu Dec 20, 2012 2:17 pm

Linux hiện đang là một đối thủ cạnh tranh của Microsoft bằng chứng là Microsoft đang dần bị mất thị phần hệ điều hành Windows. Cùng với sự phát triển đó, các nhà cung cấp phần mềm lần lượt cho “khai sinh” nhiều phần mềm dành cho Linux. Nhưng không phải tất cả số phần mềm này đều được người dùng đón nhận. Và thậm chí một số còn không được người dùng biết đến.

Có lẽ một trong những lí do chính của việc này là tâm lí ngại thay đổi của người dùng. Dưới đây là một số ứng dụng như vậy.

1. Floola

Floola không phải là một ứng dụng mã nguồn mở nhưng nó có thể chạy trên Linux (cũng như hệ điều hành OS X và Windows). Chức năng của Floola là hỗ trợ cho việc quản lý âm nhạc (đặc biệt là hỗ trợ đồng bộ iPod). Với ứng dụng này bạn có thể tải và chuyển đổi định dạng video từ website YouTube để chạy trên iPod. Nhưng không giống như những ứng dụng cùng loại khác, Floola xử lý thao tác này rất đơn giản. Bạn không cần phải nhập bất cứ dòng lệnh nào, tất cả chỉ cần thao tác trên GUI. Tuy nhiên trước khi thêm video từ You Tube bạn sẽ phải cài đặt ffmpeg trong bản phân phối Linux đang sử dụng vì Floola sử dụng ffmpeg để thực hiện qua trình chuyển đổi định dạng.

Dù không có nhiều tính năng như iTunes, nhưng Floola cũng hỗ trợ khá nhiều cho người dùng, như: hỗ trợ ảnh, hỗ trợ Snarl (chỉ dành cho Windows), hỗ trợ Growl (chỉ dành cho Mac), cung cấp ghi nhớ, tính năng sửa lỗi iPod, xuất danh sách sang dạng HTML, hỗ trợ ngôn ngữ, các bài hát được yêu thích, tìm kiếm file bị mất và bản sao, hỗ trợ ảnh minh họa, hỗ trợ video, hỗ trợ lịch Google, danh sách đang được chơi, … Floola rất dễ sử dụng trên Linux vì file thực hti của nó có dạng nhị phân vì vậy bạn có thể copy vào thu mục /usr/bin và sử dụng lệnh Floola để chạy.

2. Transkode

Cũng liên quan tới chủ đề đa phương tiện, Transkode là một thiết bị ngoại vi cho bộ công cụ dòng lệnh dạng module rất linh hoạt của Transcode. Transcode là một trong những công cụ chuyển đổi định dạng file video và audio linh hoạt nhất hiện nay. Transcode gồm có hai loại giao diện đó là giao diện văn bản và giao diện đồ họa, và hỗ trợ nhiều định dạng như DV, MPEG-2, MPEG-2 Part 2, H.264, Quicktime, AC3 và mọi định dạng của libavcodec. Transcode có thể nhập DVD rất dễ dàng và ghi lại từ các thiết bị Video4Linux. Một nhược điểm của Transcode đó là những lệnh của nó có thể bị tràn khi người dùng chưa có kinh nghiệm sử dụng. Transkode đã khắc phục được nhược điểm này nhờ có một giao diện thân thiện với người dùng giúp thực hiện công việc chuyển đổi định dạng file đa phương tiện rất đơn giản.

3. Giver

Giver là một trong những phần mềm đáng chú ý mà nếu sử dụng qua bạn sẽ thấy được những tiện lợi mà nó mang lại. Giver cho phép bạn kéo thả file để gửi tới người dùng trong mạng và nó sẽ tự động kiểm tra những người dùng khác trên mạng. Khi kéo một hay nhiều file tới một người dùng (được đại diện bằng ảnh avatar) trên cửa sổ Giver, những file này sẽ tự động được gửi đi. Sau đó trên máy người nhận sẽ xuất hiện thông báo cho biết có một người dùng muốn gửi file cho họ, và người nhận có thể chấp nhận hoặc từ chối. Tuy nhiên việc cài đặt Giver trên Fedora và Mandriva rất khó khăn, còn với Ubuntu thì lại rất dễ dàng, bạn chỉ cần chạy lệnh apt-get install giver.

4. Transmission

Cùng thực hiện chức năng chia sẻ file, Transmisson có vai trò như một máy trạm BitTorrent giúp việc quản lý lưu lượng tải đơn giản hơn. Để khởi động máy trạm này bạn chỉ cần click vào liên kết BitTorrent để mở Transmission. Như bạn đã biết, việc tải dữ liệu bản quyền là hành vi bất hợp pháp nhưng điều đó không có nghĩa là Transmission trở nên vô dụng. Đối với những doang nghiệp quy mô lớn, việc truyền dữ liệu là một nhu cầu thiết yếu, và sử dụng những ứng dụng như Transmission có thể cho phép người dùng hay khách hàng tải dữ liệu rất dễ dàng. Đó là lí do vì sao Transmission hướng vào đối tượng khách hàng cấp doanh nghiệp.

5. BloGTK

Cho dù bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào rất có thể bạn cũng chịu những tác động nhất định của một loại blog nào đó. Hiện nay rất nhiều người đã tạo cho mình một blog riêng. Hiện nay hầu hết các trang mạng xã hội đều hỗ trợ tính năng tạo blog với nhiều công cụ tích hợp sẵn. Nhưng nếu bạn là một người thích sự nổi bật, muốn tạo cho mình một phong cách riêng thì BloGTK rất phù hợp với bạn.

BloGTK có thể kết nối vào một số trang mạng xã hội như WordPress, Moveable Type, Blogger, … Ứng dụng này còn hỗ trợ các công cụ định dạng, tùy chỉnh tag, phân loại. chèn bảng, hình ảnh, âm thanh, liên kết, … Nhưng quan trọng nhất đó là ứng dụng này cho phép bạn tạo blog offline, dĩ nhiên bạn sẽ không phải quan tâm tới vấn đề mạng như khi tạo blog trực tiếp trên các trang mạng xã hội. Sau khi hoàn thành tạo bạn có thể xem trước khi tải lên.

6. Ark

Ứng dụng này thường không được người dùng Linux chú ý, đặc biệt là những người dùng có kinh nghiệm. Ark là một trình quản lý lưu trữ. Khi click vào liên kết ứng dụng lưu trữ (như .tg, .tgz, …) trong chương trình trình duyệt, bạn có thể lưu file đó hay mở nó trong Ark. Hầu hết người dùng chỉ lưu file sau đó đưa vào dòng lệnh và sử dụng tiện ích tar để giải nén. Tại sao phải thực hiện thao tác này khi Ark có thể xử lý thao tác này rất nhanh chóng? Khi hiệu quả công việc được ưu tiên hàng đầu thì những công cụ như Ark không nên bị bỏ qua, thậm chí ngay cả với những người dùng đã có kinh nghiệm. Bởi vì một trong những ưu điểm nổi trội của Ark là bạn có thể mở một gói dữ liệu nén và giải nén một file trong số đó mà không phải giải nén cả gói. Dĩ nhiên bạn có thể dùng lệnh để giải nén nhưng với một giao diện GUI thao tác này đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần phải chuột lên file đó và chọn Extract.

7. Tea

Tea là một trình soạn thảo hỗ trợ nhiều ngôn ngữ dành cho các nhà lập trình. Tea tích hợp một số mã GPL của nhiều chương trình khác nhau để tạo ra một thư viện hỗ trợ tốt nhất cho người lập trình. Tea cũng tích hợp trình quản lý file, tính năng kiểm tra lỗi, công cụ tìm kiếm, bố trí tab, đa mã hóa, OpenDoc, RTF, Kword, Abiword, hỗ trợ OpenOffice, trình phân tích văn bản, nhóm công cụ HTML, bookmark, …

8. Nano

Nano là một trình soạn thảo rất dễ sử dụng (dễ hơn nhiều so với vi hay emacs). Nano cải tiến Pico, hỗ trợ UTF-8, cải tiến mầu sắc, copy văn bản mà không cần cắt, lưu lại phiên tìm kiếm cuối, kiểm tra lỗi, canh lề, tìm kiếm trong trình duyệt file, … Nano là một trình soạn thảo đáng tin cậy. Không giống như Pico, việc cài đặt Nano rất dễ dàng và bạn có thể cài đặt Nano trên hầu hết các bản phân phối.

9. MultiTail

Có thể bạn đang sử dụng đuôi để theo dõi nhiều loại file trong một cửa sổ. Đó chính là những gì mà MultiTail có thể làm. MultiTail là một công cụ hỗ trợ quản trị rất hiệu quả. Với khả năng theo dõi mọi bản ghi (hiển thị trong một cửa sổ) MultiTail có thể sắp xếp nhiều loại đuôi của file log theo chiều dọc hay ngang, kèm với mầu sắc hoặc không. Ví dụ, bạn có thể sử dụng lệnh multitail –s 2/var/log/messages/var/log/security.log để thao dõi những message (thông điệp) và file log security (bảo mật).

10. TinyCA

Việc tạo giấy phép phân quyền bằng dòng lệnh phải thục hiện nhiều thao tác và mất khá nhiều thời gian. Ứng dụng TinyCA sẽ thực hiện tất cả các thao tác này cho bạn một cách nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng TinyCA để tạo giấy phép CA và SubCA, máy chủ và máy trạm với số lượng không hạn chế và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Nếu công ty bạn cần một công cụ quản lý CA thì TinyCA sẽ là một “ứng cử viên sáng giá”. TinyCA là một ứng dụng mã nguồn mở được viết trên Perl/Gtk và làm việc với OpenSSL.
Lethithuyanh
Lethithuyanh

Tổng số bài gửi : 72
Join date : 21/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất Empty 10 cách giúp Linux khởi động nhanh hơn

Bài gửi  Lethithuyanh Thu Dec 20, 2012 2:37 pm

Linux hiếm khi phải khởi động lại, nhưng khi khởi động lại nó thường khởi động rất chậm. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp để tăng tốc và việc thực hiện một số phương pháp này cũng khá dễ dàng. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 10 cách tăng tốc cho quá trình khởi động máy Linux.

1. Hủy bỏ những dịch vụ không sử dụng

Phụ thuộc vào chức năng của máy, nhiều dịch vụ sẽ không được sử dụng. Nếu chỉ sử dụng Linux cho PC bạn sẽ không cần đến dịch vụ gửi email, httpd, và nhiều dịch vụ khác. Nhưng nếu máy chủ của bạn là một máy chủ Web, bạn cũng có thể tắt bỏ nhiều dịch vụ. Để thực hiện thao tác này bạn có thể vào menu Administration và kiểm tra mục Services. Chỉ cần hủy chọn tất cả các dịch vụ mà bạn không muốn khởi động.

2. Hủy bỏ module kernel không cần thiết

Nếu PC kết nối Ethernet bằng dây cáp, bạn không cần phải tải module wireless kernel. Thao tác này sẽ gặp phải chút khó khăn và yêu cầu thay đổi kernel. Để thực hiện thao tác này, bạn cần phải vào nguồn kernel. Sau đó thực hiện theo các bước thay đổi kernel chuẩn. Sự khác biệt ở đây là bạn phải truy cập vào hệ thống và hủy bỏ mọi module không cần thiết.

Cách tốt nhất để phát hiện những module kernel nào hiện đã cài đặt và đang chạy trên hệ thống là cài đặt Bootchart. Phần mềm này không chỉ đưa ra một danh sách module đầy đủ, mà nó còn minh họa những gì đang xảy ra khi khởi động hệ thống. Bạn cũng có thể sử dụng lệnh chkconfig –list|grep 3:on để phát hiện những dịch vụ đang vận hành. Khi đã biết những module không cần thiết đang được tải, bạn có thể gỡ bỏ chúng trong khi thay đổi kernel. Khi thực hiện, cần thay đổi kernel cho chính xác với cấu trúc của bạn.

3. Sử dụng trình quản lý cửa sổ nhẹ thay cho GNOME hay KDE

Bạn sử dụng trình quản lý cửa sổ vì chúng có thể làm giảm đáng kể thời gian khởi động đồ họa. Nếu sử dụng GNOME hay KDE, thời gian khởi động sẽ tăng thêm từ 30 giây đến 60 giây, thay vào đó, bạn có thể sử dụng Enlightenment hoặc XFCE để thời gian khởi động sẽ mất không quá 10 giây. Ngoài ra chúng còn giúp tiết kiệm bộ nhớ.

4. Sử dụng phương thức đăng nhập text-based thay vì graphical

Hầu hết các máy Linux khi khởi động sẽ chạy ở mức 3 thay vì mức 5. Điều này sẽ làm chậm quá trình đăng nhập text-based, nơi mà bạn chỉ cần dùng lệnh startx để bắt đầu màn hình lựa chọn. Đăng nhập graphical phát sinh 2 vấn đề đó là tăng thời gian tải và gây ra rắc rối khi khôi phụ lỗi của một cửa sổ nào đó.

5. Sử dụng trình phân phối nhẹ

Thay vì tải Fedora với dung lượng lớn, bạn nên thử với Gentoo, Arch hay Puppy Linux. Thời gian tải cho những trình phân phối nhỏ này nhanh hơn rất nhiều so với Fedora (hay Ubuntu). Trong số những trình phân phối lớn, OpenSuSE được cho là khởi động nhanh nhất, nhưng điều này vẫn chưa được kiểm chứng. Với hai phiên bản Fedora và Ubuntu mới nhất, thì Ubuntu khởi động nhanh hơn nhiều so với Fedora.

6. Sử dụng OpenBIOS

Nếu đã biết cách nâng cấp firmware cho PC, bạn có thể xét đến việc đổi sang một hệ thống BIOS mã nguồn mở. Sử dụng firmware mã nguồn mở sẽ cho phép Linux khởi chạy phần cứng khi nó khởi động (thay vì chỉ báo lên BIOS). Quan trọng nhất, nhiều hệ thống BIOS có thể được cài đặt cho phù hợp với yêu cầu riêng của từng máy. Nếu không muốn sử dụng BIOS mở, ít nhất bạn cũng có thể cài đặt BIOS không tìm kiếm ổ đĩa mềm không tồn tại trên hệ thống hay khởi động trực tiếp từ ổ cứng trước tiên (thay vì khởi động từ ổ đĩa CD trước).

7. Tránh vấn đề với dhcp

Nếu đang sử dụng mạng gia đình (hay mạng công ty) với địa chỉ IP tĩnh, máy của bạn sẽ luôn phải liên lạc với một máy chủ dhcp để nhận một địa chỉ IP. Nếu gặp phải vấn đề này, bạn cần phải cài đặt lệnh /etc/resolve/ve.conf để phản hồi địa chỉ máy chủ DNS.

8. Gỡ bỏ Hotplug

Hotplug là một hệ thống cho phép người dùng kết nối và sử dụng ngay các thiết bị mới. Nếu máy chủ của bạn không cần hệ thống này thì hãy xóa bỏ chúng. Làm như vậy sẽ giúp việc khởi động nhanh hơn. Trên nhiều hệ thống, Hotplug làm chậm quá trình khởi động. Gỡ bỏ Hotplug phụ thuộc nhiều vào trình phân bổ mà bạn sử dụng.

Chú ý: udve có thể thay thế hoàn toàn Hotplug nếu bạn đang sử dụng một trình phân bổ cũ.

9. Sử dụng initng

Hệ thống initng được dùng để thay thế cho hệ thống sysvinit và làm giảm đáng kể thời gian khởi động trong những hệ điều hành như UNIX. Nếu bạn muốn quan sát hệ thống initng hoạt động bạn có thể thử Pingwinek livecd tại http://home.gna.org/pingwinek/download.html.

10. Sử dụng thủ thuật với Debian

Nếu đang sử dụng Debian, có một thủ thuật nhỏ bạn có thể dùng để khởi động nhiều lệnh chạy song song. Kiểm tra lệnh /etc/init.d/rc bạn sẽ thấy CONCURRENCY=none ở dòng 24. Thay đổi giá trị CONCURRENCY=shell sẽ giúp máy khởi động nhanh hơn.
Lethithuyanh
Lethithuyanh

Tổng số bài gửi : 72
Join date : 21/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất Empty 10 bản phân phối Linux tốt nhất

Bài gửi  Lethithuyanh Fri Dec 21, 2012 10:14 am

10 bản phân phối Linux tốt nhất
Một trong những điều mà người mới làm quen với Linux khó hiểu nhất là có bao nhiêu bản phân phối hoặc phiên bản khác nhau của hệ điều hành này. Hầu hết mọi người đã nghe nói về Ubuntu, tuy nhiên, có hàng trăm bản phân phối khác, cung cấp những biến thể của Linux theo các hướng cơ bản.




Việc chọn bản phân phối Linux nào là quyền của người dùng, bạn có thể tham khảo bài viết mô tả 5 yếu tố quan trọng đưa đến quyết định chọn bản Linux phù hợp, đã được giới thiệu trên TTCN. Dưới đây là danh sách 10 bản phân phối tốt nhất hiện nay.
1. Ubuntu
Không có gì phải ngạc nhiên khi Ubuntu là bản phân phối Linux phổ biến nhất. Với hơn 2.200 lượt xem mỗi ngày trên distrowatch.com, vượt xa con số 1.400 lượt của Fedora, bản phân phối được xếp ở vị trí thứ hai.
Ubuntu là một đứa con sinh sau đẻ muộn của họ hàng Linux, bản phát hành đầu tiên của Ubuntu là vào 20/10/2004, nhưng sự phát triển vượt bậc đã đưa nó đến vị trí hàng đầu kể từ năm 2007. Được thành lập bởi tỉ phú người Nam Phi Mark Shuttleworth, Canonical, công ty phát hành Ubuntu, nhiều năm qua đã vận chuyển CD Ubuntu tới tận tay người dùng quan tâm đến hệ điều hành mã nguồn mở này trên toàn thế giới. Việc làm đó đã thúc đẩy nhanh chóng sự phổ biến của Ubuntu.
Ubuntu dựa trên Debian và bao gồm các ứng dụng nổi tiếng như Firefox và OpenOffice.org. Ubuntu được phát hành đều đặn 6 tháng một lần, với phiên bản hỗ trợ lâu dài (LTS) sẽ được hỗ trợ và cập nhật trong 3 đến 5 năm.
Ubuntu cũng có các biến thể riêng của mình nhằm vào các mục tiêu khác nhau. Kubuntu và Xubuntu, sử dụng KDE và Xfce như là môi trường desktop thay cho hệ thống GNOME mặc định được sử dụng bởi Ubuntu; Edubuntu, một dự án con và là phần bổ sung cho Ubuntu, được thiết kế cho môi trường học tập và sử dụng ở nhà; Ubuntu JeOS (phát âm "ju:s"), một phiên bản khác của Ubuntu, thiết kế cho các máy ảo.
Có thể cài Ubuntu ngay trên Windows thông qua Wubi.
2. Fedora
Fedora là một phiên bản miễn phí của Red Hat trong khi Red Hat Enterprise Linux (RHEL) đã trở thành phiên bản thương mại kể từ năm 2003. Do quan hệ khăng khít này, Fedora đặc biệt mạnh về các tính năng dành cho doanh nghiệp, và thường được cung cấp trước mỗi phiên bản mới của RHEL.
Fedora cũng có chu kì phát hành 6 tháng một lần với các tính năng bảo mật tuyệt vời. Các cải tiến trong những năm qua và sự phổ biến ngày càng tăng làm cho Fedora trở thành một sự lựa chọn tốt cho người dùng.
3. Linux Mint
Đây cũng là một bản phân phối non trẻ khác của Linux, Linux Mint mới chỉ được phát hành từ năm 2006.
Linux Mint dựa trên bản phân phối Ubuntu, thêm vào các chủ đề riêng, các bộ ứng dụng độc đáo và đặc biệt mạnh về đồ hoạ. Nó sử dụng môi trường desktop mintDesktop, mintInstall để thuận tiện trong cài đặt ứng dụng và mintMenu giúp điều hướng dễ dàng.
Mint nổi tiếng dễ dùng, thích hợp cho người mới bắt đầu sử dụng Linux. Nó cũng bao gồm một số codec đa phương tiện độc quyền, thường vắng mặt trong các phân phối lớn hơn, do đó nâng cao khả năng tương thích phần cứng. Linux Mint không có một lịch trình phát hành cố định, nhưng thường là một phiên bản mới sẽ có mặt ngay sau mỗi bản phát hành ổn định của Ubuntu.
4. openSUSE
Bản phân phối này giử vị trí cao trên Distrowatch, đồng thời là nền tảng cho Novell SUSE Linux Enterprise Desktop và SUSE Linux Enterprise Server.
Gói tiện ích quản lí YaST của openSUSE được đánh giá là một trong những công cụ tốt nhất. Phiên bản đóng gói của bản phân phối này đi kèm với các tài liệu in hữu ích mà bạn không thể tìm thấy ở bất kì bản Linux nào khác. openSUSE cũng được đánh giá có độ khó dùng ở mức trung bình.
5. PCLinuxOS
Thay vì GNOME, PCLinuxOS sử dụng KDE làm môi trường desktop. Về cơ bản, PCLinuxOS là một phiên bản gọn nhẹ của Mandriva. Bản phân phối này hỗ trợ tốt các trình điều khiển đồ hoạ, bổ sung trình duyệt và các code đa phương tiện.
PCLinuxOS có thể là một sự lựa chọn tốt cho người tập làm quen với Linux. Chu kì phát hành của bản phân phối này không ổn định và cũng không có phiên bản dành cho hệ thống 64 bit.
6. Debian
Có mặt từ năm 1993, bản phân phối "cổ xưa" này được đánh giá là bản Linux tốt nhất được thử nghiệm. Dù là nền tảng của bản phân phối thân thiện Ubuntu, nhưng Debian dường như thích hợp hơn với người dùng có kinh nghiệm. Debian sử dụng các thành phần mã nguồn mở, đó là điều tốt, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn trong việc tương thích với các thành phần độc quyền, chẳng hạn như trình điều khiển mạng không dây.
Debian có chu kì phát hành tương đối chậm, khoảng từ 1 đến 3 năm cho một bản ổn định.
7. Mandriva
Trước đây được biết đến với tên gọi Mandrake, Mandriva trứ danh về
kho phần mềm tiên tiến của mình, bộ quản lí xuất sắc và phiên bản 64 bit. Nó cũng có bước đi quan trọng đầu tiên trong việc hỗ trợ Netbook. Tuy nhiên, gần đây có nhiều tranh cãi về Mandriva, kết quả là nó đã được cấu trúc lại, có khả năng những phiên bản với chức năng đầy đủ sẽ không còn dành cho cộng đồng.
8. Sabayon/Gentoo
Sabayon là phiên bản Live CD của Gentoo, được biết đến với khả năng cho phép người dùng tối ưu mạnh mẽ các thành phần. Cả hai được coi là bản phân phối tiên tiến dành cho người dùng đã có kinh nghiệm với Linux.
9. Arch Linux cùng với Slackware
Arch là bản phân phối nhắm vào người dùng có kinh nghiệm, quan tâm đến việc tinh chỉnh và tối ưu hoá hệ thống của họ. Dù không nằm trong top 10, nhưng Slackware có định hướng tương tự dành cho người dùng đã quen với Linux.
10. Puppy Linux
Dù là một bản phân phối khá nhỏ, nhưng Puppy Linux dành được nhiều sự quan tâm của người sử dụng. Chính sự nhỏ gọn lại lí tưởng cho các phần cứng cũ và tài nguyên nghèo nàn. Trong điều kiện như vậy, Puppy vẫn đầy đủ các tính năng, bao gồm nhiều cấu hình và các trình thuật sĩ cài đặt ứng dụng. Toàn bộ hệ điều hành đủ nhỏ để chạy trực tiếp từ bộ nhớ RAM của hệ thống, do đó, các ứng dụng khởi động một cách nhanh chóng và đáp ứng ngay lập tức.
Lethithuyanh
Lethithuyanh

Tổng số bài gửi : 72
Join date : 21/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất Empty Re: Căn bản về các hệ điều hành Linux và những bản cập nhật mới nhất

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết