MẠNG NÂNG CAO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Một số câu lệnh cơ bản của Linux

+3
TruongLeNgocThao
huycuong29034
Admin
7 posters

Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Một số câu lệnh cơ bản của Linux

Bài gửi  Admin Tue Dec 18, 2012 9:08 am

Giới thiệu về lệnh trong linux:

Dạng tổng quát của lệnh Linux có thể được viết như sau:

# []

trong đó:

-Tên lệnh là một dãy ký tự, không có dấu cách, biểu thị cho một lệnh của Linux hay một chương trình. Người dùng cần hệ điều hành đáp ứng yêu cầu gì của mình thì phải chọn đúng tên lệnh. Tên lệnh là bắt buộc phải có khi gõ lệnh.
-Các tham số có thể có hoặc không có, được viết theo quy định của lệnh mà chúng ta sử dụng, nhằm cung cấp thông tin về các đối tượng mà lệnh tác động tới. ý nghĩa của các dấu [, , ] được giải thích ở phần quy tắc viết lệnh.
Các tham số được phân ra thành hai loại: tham số khóa và tham số vị trí. Tham số vị trí thường là tên tập tin, thư mục và thường là các đối tượng chịu sự tác động của lệnh. Khi gõ lệnh, tham số vị trí được thay bằng những đối tượng mà người dùng cần hướng tác động tới. Tham số khóa chính là những tham số điều khiển hoạt động của lệnh theo các trường hợp riêng. Trong Linux, tham số khóa thường bắt đầu bởi dấu trừ "-" hoặc hai dấu trừ liên tiếp "--". Khi gõ lệnh, cũng giống như tên lệnh, tham số khóa phải được viết chính xác như trình bày trong mô tả lệnh. Một lệnh có thể có một số hoặc rất nhiều tham số khóa. Phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của mình, người dùng có thể chọn một hoặc một số các tham số khóa khi gõ lệnh.
Trong các mô tả lệnh, phổ biến xuất hiện các tùy chọn lệnh mà được viết tắt là tùy-chọn. Các tùy chọn lệnh (hầu hết là các tham số khóa) cho phép điều chỉnh hoạt động của lệnh trong Linux, làm cho lệnh có tính phổ dụng cao. Các tuỳ chọn lệnh cho phép lệnh có thể đáp ứng ý muốn của người dùng đối với hầu hết (tuy không phải lúc nào cũng vậy) các tình huống đặt ra cho thao tác ứng với lệnh.

Ví dụ, khi người dùng gõ lệnh xem thông tin về các tập tin:

# ls -l g*

trong lệnh này:

ls là tên lệnh thực hiện việc đưa danh sách các tên tập tin/ thư mục con trong một thư mục,
-l là tham số khóa, cho biết yêu cầu xem đầy đủ thông tin về các đối tượng hiện ra. Chú ý, trong tham số khóa chữ cái (chữ "l") phải đi ngay sau dấu trừ "-". Tương ứng với lệnh ls còn có các tham số khóa -a, -L, ... và chúng cũng là các tùy chọn lệnh. Trong một số tham số khóa có nhiều chữ cái thay cho một dấu "-" là hai dấu "--" ở đầu tham số. Ví dụ, như trường hợp tham số --file của lệnh date.
g* là tham số vị trí chỉ rõ người dùng cần xem thông tin về các tập tin có tên gọi bắt đầu là chữ cái "g".

*Lưu ý:
Linux (và UNIX nói chung) được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình C, vì vậy khi gõ lệnh phải phân biệt chữ thường với chữ hoa. Ngoại trừ một số ngoại lệ, trong Linux chúng ta thấy phổ biến là:
-Các tên lệnh là chữ thường,
-Một số tham số có thể là chữ thường hoặc chữ hoa (ví dụ, trong lệnh date về thời gian hệ thống thì hai tham số -r và -R có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau). Tên các biến môi trường cũng thường dùng chữ hoa.
Linux phân biệt siêu người dùng (tiếng Anh là superuser hoặc root, còn được gọi là người quản trị hay người dùng tối cao hoặc người dùng cao cấp) với người dùng thông thường (Trong ubuntu muốn dùng quyền root thì đánh thêm "sudo" ở phần đầu lệnh). Trong tập hợp lệnh của Linux, có một số lệnh mà chỉ siêu người dùng mới được phép sử dụng còn người dùng thông thường thì không được phép (ví dụ như lệnh adduser thực hiện việc bổ sung thêm người dùng). Mặt khác trong một số lệnh, với một số tham số khóa thì chỉ siêu người dùng được phép dùng, còn với một số tham số khác thì mọi người dùng đều được phép (ví dụ như lệnh passwd thay đổi mật khẩu người dùng).
Một dòng lệnh có thể có nhiều hơn một lệnh, trong đó lệnh sau được ngăn cách bởi với lệnh đi ngay trước bằng dấu ";" hoặc dấu "|". Ví dụ về một số dòng lệnh dạng này:

# ls -l; date
# head Filetext | sort >temp

Sau khi người dùng gõ xong dòng lệnh, shell tiếp nhận dòng lệnh này và phân tích nội dung văn bản của lệnh. Nếu lệnh được gõ đúng thì lệnh được thực hiện; ngược lại, trong trường hợp có sai sót khi gõ lệnh thì shell sẽ thông báo về sai sót và dấu nhắc shell lại hiện ra để chờ lệnh tiếp theo của người dùng. Về phổ biến, nếu như sau khi người dùng gõ lệnh, không thấy thông báo sai sót hiện ra thì có nghĩa lệnh đã được thực hiện một cách bình thường.

========
Chào các bạn đây là một số lệnh cơ bản trong họ hệ điều hành LINUX. Khi nào chúng ta dùng những lệnh này? Đó là khi chúng ta thực hiện Remote config, làm việc trên máy nhưng mà qua giao diện Command line qua cửa sổ Terminal, hay đơn giản là những ai thích làm việc qua CLI. Các lệnh này là các lệnh phổ biến nhưng mà tùy vào OS mà chúng sẽ có đôi chỗ khác nhau. Chúng ta sẽ điểm qua một số lệnh sau:
Các Lệnh Về Khởi Tạo
rlogin: dùng để điều khiển hoặc thao tác lệnh trên một máy khác
exit : thoát khỏi hệ thống (Bourne-Shell)
logout: thoát khỏi hệ thống C-Shell
id : chỉ danh của người sử dụng
logname: tên người sử dụng login
man : giúp đỡ

newgrp: chuyển người sử dụng sang một nhóm mới
psswd: thay đổi password của người sử dụng
set : xác định các biến môi trường
tty : đặt các thông số terminal
uname: tên của hệ thống (host)
who : cho biết những ai đang thâm nhập hệ thống
Lệnh Về Trình Báo Màn Hình
echo: hiển thị dòng ký tự hay biến
setcolor: đặt màu nền và chữ của màn hình
Lệnh Về Desktop bc: tính biểu thức số học
cal : máy tính cá nhân
date: hiển thị và đặt ngày
mail: gửi – nhận thư tín điện tử
mesg : cấm/cho phép hiển thị thông báo trên màn hình (bởi write/ hello)
spell : kiểm tra lỗi chính tả
vi : soạn thảo văn bản
write/hello: cho phép gửi dòng thông báo đến những người sử dụng trong hệ thống
Lệnh Về Thư Mục cd : đổi thư mục
cp : sao chép 2 thư mục
mkdir: tạo thư mục
rm : loại bỏ thư mục
pwd: trình bày thư mục hiện hành
Lệnh về tập tin more: trình bày nội dung tập tin
cp : sao chép một hay nhiều tập tin
find: tìm vị trí của tập tin
grep : tìm vị trí của chuỗi ký tự trong tập tin
ls: trình bày tên và thuộc tính của các tập tin trong thư mục
mv : di chuyển/đổi tên một tập tin
sort: sắp thứ tự nội dung tập tin
wc : đếm số từ trong tập tin
cat: hiển thị nội dung moat tập tin
vi: soạn thảo hoặc sửa đổi nội dung tập tin
Lệnh về quản lý quá trình: kill: hủy bỏ một quá trình
ps : trình bày tình trạng của các quá trình
sleep: ngưng hoạt động một thời gian
Các Lệnh Về Phân Quyền chgrp: chuyển chủ quyền tập tin, thư mục từ một nhóm sang một nhóm khác
chmod : thay đổi quyền sở hữu của tập tin hay thư mục
chown : thay đổi người sở hữu tập tin hay thư mục
Lệnh Về Kiểm Soát In cancel : ngưng in
lp : in tài liệu ra máy in
Lệnh về hệ thống
top: Xem trạng thái về hệ thống và các process đang chạy tương tự như Task Manager trongWindows.
shutdown -h now tắt máy tính
shutdown -r now : khởi động lại
Riêng cho RedHat Theo tôi được biết thì ở Việt Nam hiện nay HDH Linux phổ biến nhất là Redhat nên ở đây chúng xin trình bày thêm về rpm
Để install một package:
rpm -ivh
Để upgrade một package:
rpm -Uvh
Để uninstall một package:
rpm -e
Để biết một package đã được install hay chưa
rpm -q
filename ở đây có thể là 1 file hoặc nhiều file với format rpm
Các lệnh thường có thêm rất nhiều các thông số đi theo. Để biết thêm và chi tiết về chúng các bạn có thể dùng lệnh
man command hoặc command –help với command là lệnh cần xem

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 19/09/2012

https://tinsp412.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Cấu hình địa chỉ IP tĩnh trong Linux

Bài gửi  huycuong29034 Tue Dec 18, 2012 9:11 am

Để cấu hình địa chỉ IP tĩnh trong Linux, bạn phải chỉnh sửa một số tập tin cấu hình network tùy vào bản phân phối Linux mà bạn đang sử dụng:

* Đối với Fedora/RHEL/CentOS : /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-yyy ( trong đó yyy là tên interface)

* Đối với Debian/Ubuntu/LinuxMint: /etc/network/interfaces

Ví dụ: Cấu hình địa chỉ IP tĩnh theo các thông số dưới đây:

IP Address : 192.168.255.103

Subnetmask : 255.255.255.0

Default gateway: 192.168.255.1

DNS 1 : 8.8.8.8

DNS 2 : 8.8.4.4

- Đối Fedora/RHEL/CentOS :

1. Cần chỉnh sửa /etc/sysconfig/network để thiết lập hostname và default gateway :

NETWORKING=yes

HOSTNAME=node3.hien.local

GATEWAY=192.168.255.1

2. Chỉnh sửa /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-eth0 để thiết lập IP, subnetmask cho eth0 (Lưu ý: Bạn hãy chỉnh sửa địa chỉ MAC 52:24:ff:ff:ff:04 cho phù hợp với card mạng mà bạn đang cấu hình ):

DEVICE=eth0

BOOTPROTO=none

HWADDR=52:24:ff:ff:ff:04

ONBOOT=yes

TYPE=Ethernet

IPADDR=192.168.255.103

NETMASK=255.255.255.0

3. Chỉnh sửa /etc/resolv.conf để thiết lập các DNS Server dùng để phân giải:

nameserver 8.8.8.8

nameserver 8.8.4.4

4. Sau đó bạn phải chạy lệnh service network restart để áp dụng cấu hình mới


- Đối với Debian/Ubuntu/LinuxMint:

1. Chỉnh sửa /etc/hostname để thiết lập hostname:

node3.hien.local

2. Chỉnh sửa /etc/network/interfaces để thiết lập IP/subnetmask/default gateway (ví dụ với eth0):

iface eth0 inet static

address 192.168.255.103

netmask 255.255.255.0

gateway 192.168.255.1

3. Chỉnh sửa /etc/resolv.conf để thiết lập các DNS Server dùng để phân giải:

nameserver 8.8.8.8

nameserver 8.8.4.4

4. Sau đó bạn phải chạy lệnh /etc/init.d/networking restart để áp dụng cấu hình mới.

huycuong29034

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 27/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Cấu hình IP cho card mạng trong Linux

Bài gửi  TruongLeNgocThao Tue Dec 18, 2012 9:12 am

Cấu hình IP cho card mạng trong Linux
1 – Xác định địa chỉ IP

Hầu hết các PC ngày nay đều có sẵn một card Ethernet để nối vào mạng LAN. Khi cài đặt Linux, thiết bị này được gọi là eth0. Bạn sử dụng lệnh ifconfig để xác định địa chỉ IP của card này, cũng như của các card mạng khác.

# ifconfig -a
eth0 Link encap:Ethernet HWaddr 00:08:C7:10:74:A8

BROADCAST MULTICAST MTU:1500 Metric:1




lo Link encap:Local Loopback

inet addr:127.0.0.1 Mask:255.0.0.0

UP LOOPBACK RUNNING MTU:16436 Metric:1




wlan0 Link encap:Ethernet HWaddr 00:06:25:09:6A:B5

inet addr:192.168.1.100 Bcast:192.168.1.255 Mask:255.255.255.0

UP BROADCAST RUNNING MULTICAST MTU:1500 Metric:1




wlan0:0 Link encap:Ethernet HWaddr 00:06:25:09:6A:B5

inet addr:192.168.1.99 Bcast:192.168.1.255 Mask:255.255.255.0

UP BROADCAST RUNNING MULTICAST MTU:1500 Metric:1


Trong ví dụ trên, card eth0 chưa có địa chỉ IP và Linux đang sử dụng card mạng không dây wlan0 làm kết nối mạng chính. Giao tiếp wlan0 có địa chỉ IP là 192.168.1.100 với subnet mask là 255.255.255.0


2 – Đặt địa chỉ IP cho card mạng

2.1_Sử dụng dòng lệnh

- Dùng lệnh ifconfig để đặt địa chỉ IP cho card mạng eth0 ở trên

# ifconfig eth0 10.0.0.1 netmask 255.255.255.0 up
Tùy chọn “up” ở cuối câu lệnh sẽ kích hoạt card eth0 này. Lưu ý là sau khi khởi động lại máy thì việc đặt địa chỉ IP với lệnh ifconfig sẽ không còn tác dụng nữa. Bạn cần thêm câu lệnh trên vào file /etc/rc.d/rc.local để mỗi lần bạn khởi động máy thì giữ cấu hình IP trên được giữ nguyên.

- Để chỉ định Default gateway cho eth0, ta gõ

# route add default gw 10.0.0.10 eth0
Ở đây, 10.0.0.10 là địa chỉ của gateway.

2.2_Chỉnh sửa file cấu hình

Thư mục /etc/sysconfig/network-scripts chứa các file cấu hình cho các kết nối mạng. Giao tiếp eth0 có file đại diện là ifcfg-eth0, eth1 sử dụng ifcfg-eth1 v.v…

Khi khởi động, Linux sẽ đọc thông tin trong các file này để cấu hình IP cho card mạng. Dưới đây là 2 ví dụ dành cho eth0: một giả định eth0 có IP tĩnh, một giả định eth0 sử dụng DHCP.



- Tham số ONBOOT=yes cho biết eth0 sẽ tự động được kích hoạt lúc khởi động. Bạn gán ONBOOT=no nếu không muốn sử dụng card eth0 này.

- Tham số BOOTPROTO = dhcp cho biết card eth0 này sẽ nhận IP động từ DHCP Server. Nếu muốn gán IP tĩnh thì bạn thay gán bằng none (hoặc static).

- Ngoài ra để chỉ định Default gateway thì bạn bổ sung thêm tham số
GATEWAY = <IP_Address>

* Để chỉ ra địa chỉ của DNS Server, mở file /etc/resolv.conf và thêm vào dòng sau

nameserver <IP_Address>

Thay <IP_Address> = IP của DNS Server. Bạn có thêm vào nhiều DNS Server cũng với cú pháp tương tự.

Để thay đổi có hiệu lực ngay lập tức bạn sử dụng lệnh ifdown để tắt eth0 và sau đó gõ ifup để bật lại eth0.

# ifdown eth0

# ifup eth0
hoặc restart lại dịch vụ network

# /etc/init.d/network restart

TruongLeNgocThao

Tổng số bài gửi : 61
Join date : 20/09/2012
Đến từ : Bình Thuận

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Các câu lệnh Linux cơ bản

Bài gửi  NguyenThiDieu Tue Dec 18, 2012 9:13 am

Các bạn tham khảo tại đây
NguyenThiDieu
NguyenThiDieu

Tổng số bài gửi : 100
Join date : 20/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Một số câu lệnh cơ bản của Linux dành cho người mới bắt đầu

Bài gửi  TranThiHongNhung Tue Dec 18, 2012 9:14 am

Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở (open-source OS) với nhiều tính năng không thua kém các hệ điều hành hiện nay và đặc biệt Linux là miễn phí.

Khám phá Linux

Đây là hệ điều hành đáng tin cậy, an toàn, ngày càng thân thiện với người dùng và được hàng ngàn lập trình viên trên thế giới tiếp tục phát triển. Để việc tiếp cận với hệ điều hành này dễ dàng hơn, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số câu lệnh cơ bản để có thê thực hiện một số công việc thông dụng thông qua cơ chế dòng lệnh (Command Line).

Cơ chế dòng lệnh(Command Line) là cách đơn giản nhất để tương tác với hệ thống. Ưu điểm của nó là thực hiện tác vụ nhanh hơn so với việc chúng ta sử dụng giao diện đồ hoạ. Dưới đây là một số câu lệnh thông dụng mà chúng tôi giới thiệu đến các bạn tham khảo.

Lưu ý: hệ điều hành Linux phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Lệnh liên quan đến hệ thống

exit: thoát khỏi cửa sổ dòng lệnh.
logout: tương tự exit.
reboot: khởi động lại hệ thống.
halt: tắt máy.
startx: khởi động chế độ xwindows từ cửa sổ terminal.
mount: gắn hệ thống tập tin từ một thiết bị lưu trữ vào cây thư mục chính.
unmount: ngược với lệnh mount.

Lệnh thao tác trên tập tin


ls: lấy danh sách tất cả các file và thư mục trong thư mục hiện hành.
pwd: xuất đường dẫn của thư mục làm việc.
cd: thay đổi thư mục làm việc đến một thư mục mới.
mkdir: tạo thư mục mới.
rmdir: xoá thư mục rỗng.
cp: copy một hay nhiều tập tin đến thư mục mới.
mv: đổi tên hay di chuyển tập tin, thư mục.
rm: xóa tập tin.
wc: đếm số dòng, số kí tự... trong tập tin.
touch: tạo một tập tin.
cat: xem nội dung tập tin.
vi: khởi động trình soạn thảo văn bản vi.
df: kiểm tra dung lượng đĩa.
du: xem dung lượng đĩa đã dùng cho một số tập tin nhất định

Lệnh khi làm việc trên terminal

clear: xoá trắng cửa sổ dòng lệnh.
date: xem ngày, giờ hệ thống.
cal: xem lịch hệ thống.

Lệnh quản lí hệ thống

rpm: kiểm tra gói đã cài đặt hay chưa, hoặc cài đặt một gói, hoặc sử dụng để gỡ bỏ một gói.
ps: kiểm tra hệ thống tiến trình đang chạy.
kill: dừng tiến trình khi tiến trình bị treo. Chỉ có người dùng super-user mới có thể dừng tất cả các tiến trình còn người dùng bình thường chỉ có thể dừng tiến trình mà mình tạo ra.
top: hiển thị sự hoạt động của các tiến trình, đặc biệt là thông tin về tài nguyên hệ thống và việc sử dụng các tài nguyên đó của từng tiến trình.
pstree: hiển thị tất cả các tiến trình dưới dạng cây.
sleep: cho hệ thống ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian.
useradd: tạo một người dùng mới.
groupadd: tạo một nhóm người dùng mới.
passwd: thay đổi password cho người dùng.
userdel: xoá người dùng đã tạo.
groupdel: xoá nhóm người dùng đã tạo.
gpasswd: thay đổi password của một nhóm người dùng.
su: cho phép đăng nhập với tư cách người dùng khác.
groups: hiển thị nhóm của user hiện tại.
who: cho biết ai đang đăng nhập hệ thống.
w: tương tự như lệnh who.
man: xem hướng dẫn về dòng lệnh như cú pháp, các tham số...

Để hiểu và sử dụng tốt các câu lệnh trên, các bạn nên sử dụng lệnh man với cú pháp: man ten_cau_lenh để có được những thông tin đầy đủ về chức năng cũng như cú pháp của câu lệnh. alien alien
TranThiHongNhung
TranThiHongNhung

Tổng số bài gửi : 101
Join date : 20/09/2012
Age : 32
Đến từ : DakLak

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Các qui ước khi viết lệnh

Bài gửi  huycuong29034 Tue Dec 18, 2012 9:14 am

Tên lệnh là bắt buộc, phải là từ đầu tiên trong bất kỳ lệnh nào, phải được gõ đúng như khi mô tả lệnh.
Tên khái niệm được nằm trong cặp dấu ngoặc quan hệ () biểu thị cho một lớp đối tượng và là tham số bắt buộc phải có. Khi gõ lệnh thì tên khái niệm (có thể được coi là "tham số hình thức") phải được thay thế bằng một từ (thường là tên tập tin, tên thư mục ... và có thể được coi là "tham số thực sự") để chỉ đối tượng liên quan đến thao tác của lệnh.
Ví dụ, mô tả cú pháp của lệnh more xem nội dung tập tin là

# more

Thì từ more là tên lệnh, còn là tham số trong đó tập-tin là tên khái niệm và là tham số bắt buộc phải có. Lệnh này có tác động là hiện lên màn hình theo cách thức cuộn nội dung của tập tin với tên đã chỉ trong lệnh.
Để xem nội dung tập tin có tên là temp, người dùng gõ lệnh:

# more temp

Như vậy, tên lệnh more được gõ đúng như mô tả cú pháp (cả nội dung và vị trí) còn "tập-tin" đã được thay thế bằng từ "temp" là tên tập tin mà người dùng muốn xem nội dung.
Các bộ phận nằm giữa cặp dấu ngoặc vuông [ và ] là có thể gõ hoặc không gõ cũng được.
Ví dụ, mô tả cú pháp của lệnh halt là

# halt [tùy-chọn]

Với các tùy chọn là -w, -n, -d, -f, -i mã mỗi tùy chọn cho một cách thức hoạt động khác nhau của lệnh halt. Lệnh halt có tác động chính là làm ngừng hoạt động của hệ điều hành, tuy nhiên khi người dùng muốn có một cách hoạt động nào đó của lệnh này thì sẽ chọn một (hoặc một số) tuỳ chọn lệnh tương ứng. Một số cách gõ lệnh halt của người dùng như sau đây là đúng cú pháp:

# halt
# halt -w
# halt -n
# halt -f

Các giá trị có trong cặp { và } trong đó các bộ phận cách nhau bằng dấu sổ đứng "|" cho biết cần chọn một và chỉ một trong các giá trị nằm giữa hai dấu ngoặc đó.
Ví dụ, khi giới thiệu về tùy chọn lệnh của lệnh tail xem phần cuối nội dung của tập tin, chúng ta thấy:

-f, --follow[={tên | đặc tả}]

Như vậy, sau tham số khóa --follow, nếu xuất hiện thêm dấu bằng "="
thì phải có hoặc tên hoặc đặc tả. Đây là trường hợp các chọn lựa "loại trừ nhau".
Dấu ba chấm ... thể hiện việc lặp lại thành phần cú pháp đi ngay trước dấu này, việc lặp lại đó có thể từ không đến nhiều lần (không kể chính thành phần cú pháp đó). Cách thức này thường được dùng với các tham số như tên tập tin.
Ví dụ, mô tả lệnh chown như sau:

chown [tùy-chọn]... [,[nhóm]]...

Như vậy trong lệnh chown có thể không có hoặc có một số tùy chọn lệnh và có từ một đến nhiều tên tập tin.
Các bộ phận trong mô tả lệnh, nếu không nằm trong các cặp dấu [ ], , {} thì khi gõ lệnh thực sự phải gõ y đúng như khi mô tả (chú ý, quy tắc viết tên lệnh là một trường hợp riêng của quy tắc này).
Việc kết hợp các dấu ngoặc với nhau cho phép tạo ra cách thức sử dụng quy tắc tổ hợp các tham số trong lệnh. Ví dụ, lệnh more bình thường có cú pháp là:

# more

có nghĩa là thay bằng tên tập tin cần xem nội dung, nếu kết hợp thêm dấu ngoặc vuông [ và ], tức là có dạng sau (chính là dạng tổng quát của lệnh more):

# more []

thì nói chung phải có trong lệnh more, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể bỏ qua tham số tập-tin.
* Lưu ý:
Đối với nhiều lệnh, cho phép người dùng gõ tham số khóa kết hợp tương ứng với tùy-chọn trong mô tả lệnh. Tham số khóa kết hợp được viết theo cách -, trong đó xâu-kí-tự gồm các chữ cái trong tham số khóa. Ví dụ, trong mô tả lệnh in lịch cal:

cal [tùy-chọn] [tháng [năm] ]

có ba tham số khóa là -m, -j, -y. Khi gõ lệnh có thể gõ một tổ hợp nào đó từ ba tham số khóa này để được tình huống sử dụng lệnh theo ý muốn. Chẳng hạn, nếu gõ lệnh

cal -mj 3

thì lệnh cal thực hiện theo điều khiển của hai tham số khóa -m (chọn Thứ Hai là ngày đầu tuần, thay vì cho ngầm định là Chủ Nhật) và -j (hiển thị ngày trong tháng dưới dạng số ngày trong năm kể từ đầu năm).
Trong một số lệnh, có hai tham số khóa cùng tương ứng với một tình huống thực hiện lệnh, trong đó một tham số gồm một kí tự còn tham số kia lại là một từ. Tham số dài một từ là tham số chuẩn của lệnh, còn tham số một kí tự là cách viết ngắn gọn. Tham số chuẩn dùng được trong mọi Linux và khi gõ phải có đủ kí tự trong từ.
Ví dụ, khi mô tả lệnh date có tùy chọn:

-d, --date=STRING

như vậy hai tham số -d và --date=STRING có cùng ý nghĩa.
Ngoài những quy ước trên đây, người dùng đừng quên một quy định cơ bản là cần phân biệt chữ hoa với chữ thường khi gõ lệnh.
Làm đơn giản thao tác gõ lệnh:
Việc sử dụng bàn phím để nhập lệnh tuy không phải là một công việc nặng nề, song Linux còn cho phép người dùng sử dụng một số cách thức để thuận tiện hơn khi gõ lệnh. Một số trong những cách thức đó là:
Sử dụng việc khôi phục dòng lệnh
Sử dụng các phím đặc biệt
Sử dụng các kí hiệu thay thế và phím
Sử dụng thay thế alias
Sử dụng chương trình lệnh
Việc khôi phục dòng lệnh:

Linux cung cấp một cách thức đặc biệt là khả năng khôi phục lệnh. Tại dấu nhắc shell: Người dùng sử dụng các phím mũi tên lên/xuống trên bàn phím để nhận lại các dòng lệnh đã được đưa vào trước đây tại dấu nhắc shell, chọn một trong các dòng lệnh đó và biên tập lại nội dung dòng lệnh theo đúng yêu cầu mới của mình.
Ví dụ, người dùng vừa gõ xong dòng lệnh:

# ls -l tenfile*

sau đó muốn gõ lệnh ls -l tentaptin thì tại dấu nhắc của shell, người dùng sử dụng các phím di chuyển lên hoặc xuống để nhận được:

# ls -l tenfile*

dùng các phím tắt để di chuyển, xoá kí tự (xem phần sau) để có được:

# ls -l ten

và gõ tiếp các kí tự "taptin" để nhận được:

# ls -l tentaptin

chính là kết quả mong muốn.
Trong trường hợp số lượng kí tự thay thế là rất ít so với số lượng kí tự của toàn dòng lệnh thì hiệu quả của cách thức này rất cao.
*Lưu ý:
Việc nhấn liên tiếp các phím di chuyển lên hoặc xuống cho phép người dùng nhận được các dòng lệnh đã gõ từ trước mà không chỉ dòng lệnh mới được gõ. Cách thức này tương tự với cách thức sử dụng tiện ích DOSKEY trong hệ điều hành MS-DOS.

Một số phím đặc biệt khi gõ lệnh:
Khi người dùng gõ lệnh có thể xẩy ra một số tình huống như sau:
Dòng lệnh đang gõ có chỗ sai sót, không đúng theo yêu cầu của người dùng vì vậy cần phải sửa lại đôi chút nội dung trên dòng lệnh đó. Trong trường hợp đó cần sử dụng các phím đặc biệt (còn gọi là phím viết tắt hay phím tắt) để di chuyển, xoá bỏ, bổ sung vào nội dung dòng lệnh.
Sau khi sử dụng cách thức khôi phục dòng lệnh, chúng ta nhận được dòng lệnh tương tự với lệnh cần gõ và sau đó sử dụng các phím tắt để hoàn thiện lệnh.
Dưới đây giới thiệu các phím tắt và ý nghĩa của việc sử dụng chúng:
Nhấn tổ hợp phím Alt + BackSpace để xoá một từ bên trái con trỏ.
Nhấn tổ hợp Alt + D để xóa 1 từ bên phải con trỏ
Nhấn phím Ctrl và các phím sang trái, phải để di chuyển qua lại 1 từ.
Nhấn phím Home hoặc Ctrl+A để di chuyển con trỏ về đầu dòng lệnh
Nhấn phím End hoặc Ctrl+E để di chuyển con trỏ về cuối dòng
Nhấn phím tổ hợp Ctrl + U để xóa dòng lệnh

Các kí hiệu mô tả nhóm tập tin và phím :
Khi gõ lệnh thực sự nhiều trường hợp người dùng mong muốn một tham số trong lệnh không chỉ xác định một tập tin mà lại liên quan đến một nhóm các tập tin mà tên gọi của các tập tin trong nhóm có chung một tính chất nào đó. Trong những trường hợp như vậy, người dùng cần sử dụng các kí hiệu mô tả nhóm tập tin (wildcards), chúng ta gọi là kí hiệu mô tả nhóm (còn được gọi là kí hiệu thay thế). Người ta sử dụng các kí tự *, ? và cặp hai dấu [ và ] để mô tả nhóm tập tin. Các kí tự này mang ý nghĩa như sau khi viết vào tham số tên tập tin thực sự:
"*" : là ký tự mô tả nhóm gồm mọi xâu kí tự (thay thế mọi xâu). Mô tả này cho một nhóm lớn nhất trong ba mô tả.
"?" : mô tả nhóm gồm mọi xâu với độ dài không quá 1 (thay thế một kí tự). Nhóm này là tập con của nhóm đầu tiên (theo kí tự "*").
[xâu-kí-tự] : mô tả nhóm gồm mọi xâu có độ dài 1 là mỗi kí tự thuộc xâu nói trên. Mô tả này cho một nhóm có lực lượng bé nhất trong ba mô tả. Nhóm này là tập con của nhóm thứ hai (theo kí tự "?"). Khi gõ lệnh phải gõ cả hai dấu [ và ]. Một dạng khác của mô tả nhóm này là [-] nghĩa là giữa cặp dấu ngoặc có ba kí tự trong đó kí tự ở giữa là dấu nối (dấu -) thì cách viết này tương đương với việc liệt kê mọi kí tự từ đến . Chẳng hạn, cách viết [a-d] tương đương với cách viết [abcd].
Ví dụ, giả sử khi muốn làm việc với tất cả các tập tin trong một thư mục nào đó, người dùng gõ * thay thế tham số tập-tin thì xác định được các tên tập tin sau :

info-dir initlog.conf inittab lynx.cfg
mail.rc mailcap minicom.users motd
mtab mtools.conf services shadow
shadow- shells smb.conf sysctl.conf
syslog.conf temp termcap up2date.conf
temp termcap

Nếu người dùng gõ s* (để chỉ các tên có chữ cái đầu là s) thay thế tham số tập-tin thì xác định được các tên tập tin sau:

shadow shadow- shells sysctl.conf
syslog.conf

Nếu người dùng gõ [si]* (để chỉ các tên có chữ cái đầu là s hoặc i, chú ý dùng cả hai kí tự [ và ]) thay thế tham số tập-tin thì xác định các tên tập tin sau:

info-dir initlog.conf inittab services
shadow shadow- shells smb.conf
sysctl.conf syslog.conf

*Lưu ý:
Như vậy, Linux (và UNIX nói chung) không chỉ sử dụng hai kí tự mô tả nhóm * và ? mà còn có cách thức sử dụng cặp kí tự [ và ].
Cần phân biệt cặp dấu [ và ] được sử dụng khi người dùng gõ lệnh có ý nghĩa hoàn toàn khác với ý nghĩa của chúng khi được sử dụng trong mô tả lệnh.
Hơn thế nữa, Linux còn cung cấp cho người dùng cách thức sử dụng phím để hoàn thành nốt tên tập tin (tên thư mục) trong lệnh. Ví dụ, khi chúng ta gõ dòng lệnh

# ls /ulocalb

thì nó cũng tương đương như gõ dòng lệnh (và đây chính là nội dung xuất hiện tại dấu nhắc shell):

# ls /usr/local/bin

với điều kiện trong thư mục /usr chỉ có thư mục local được bắt đầu bởi chữ "l" và trong thư mục local cũng chỉ có thư mục bin được bắt đầu bởi chữ "b".
Trong trường hợp nếu như một kí tự chưa đủ xác định, người dùng cần gõ thêm kí tự tiếp theo trong tên tập tin (tên thư mục) và nhấn phím để hoàn thành dòng lệnh.

huycuong29034

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 27/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty thư mục trong linux

Bài gửi  TruongLeNgocThao Tue Dec 18, 2012 9:18 am


* /bin: Thư mục này chứa các file chương trình thực thi dạng nhị phân và các chương trình khởi động của hệ thống.
* /boot: Các file ảnh (image file) của kernel dùng cho quá trình khởi động thường đặt trong thư mục này.
* /dev: Thư mục này chứa các file thiết bị. Trong thế giới *nix và Linux các thiết bị phần cứng (device) được xem như là các file. Đĩa cứng và phân vùng cũng là file như hda1, hda2, hdb1, hdb2, đĩa mềm thì mang tên fd0... các file thiết bị này thường được đặt trong này.
* /etc: Thư mục này chứa các file cấu hình toàn cục của hệ thống. Có thể có nhiều thư mục con trong thư mục này nhưng nhìn chung chúng chứa các file script để khởi động hay phục vụ cho mục đích cấu hình chương trình trước khi chạy.
* /home: Thư mục này chứa các thư mục con đại diện cho mỗi user khi đăng nhập. Nơi đây là thư việc làm việc thường xuyên của người dùng. Khi người quản trị tạo tài khoản cho bạn họ sẽ cấp cho bạn một thư mục cùng tên với tên tài khoản nàm trong thư mục /home. Bạn có mọi quyền thao tác trên thư mục của mình và mà không ảnh hưởng đến người dùng khác.
* /lib: Thư mục này chứa các file thư viện .so (shared object) hoặc .a. Các thư viện C và liên kết động cần cho chương trình chạy và cho toàn hệ thống. Thư mục này tương tự như thư mục SYSTEM32 của Windows.
* /lost+found: Cái tên nghe lạ lạ phải không các bạn ? , nhưng mang đúng nghĩa của nó. Khi hệ hệ thống khởi động hoặc khi bạn chạy trình fsck, nếu tìm thấy một chuỗi dữ liệu nào thất lạc trên đĩa cứng và không liên quan đến đến các tập tin, Linux sẽ gộp chúng lại và đặt trong thư mục này để nếu cần bạn có thể đọc và giữ lại dữ liệu bị mất.
* /mnt: Thư mục này chứa các kết gán (mount) tạm thời đến các ổ đĩa hoặc thiết bị khác. Bạn có thể tìm thấy trong /mnt các thư mục con như cdrom hoặc floppy.
* /media: Tương tự như /mnt (các phiên bản linux mới mới có thư mục này).
* /sbin: Thư mục này chứa các file thực thi của hệ thống dành cho người quản trị (root).
* /tmp: Thư mục tạm dùng để chứa các file tạm mà chương trình tạo ra trong lúc chạy. Các file này sẽ được hệ thống dọn dẹp khi khi các chương trình kết thúc.
* /usr: Thư mục này chứa rất nhiều thư mục con như /usr/bin, /usr/local... Và đây cũng là mộ trong những thư mục con quan trọng của hệ thóng, bên trong thư mục con này (/usr/local) cũng chứa đầy đủ các thư mục con tương tự ngoài thư mục gốc như sbin, lib, bin... Nếu nâng cấp hệ thống thì các chương trình bạn cài đặt trong thư mục /usr/local vần giữ nguyên và bạn không phải sợ các chương trình bị mất mát. Thư mục này tương tự như thư mục C:\Program Files của Windows.
* /var: Thư mục này chứa các file biến thiên bất thường như các file dữ liệu đột nhiên tăng kích thước trong một thời gian ngắn sau đó lại giảm kích thước xuống còn rất nhỏ. Điển hình là các file dùng làm hàng đợi chứa dữ liệu cần đưa ra máy in hoặc các hàng đợi chứa mail.
* /usr/include, /usr/local/inlcude: Chứa các file header cần dùng khi biên dịch các chương trình nguồn viết bằng C/C++.
* /usr/src: Thư mục chứa mã nguồn kể cả mã nguồn của Linux.
* /usr/man: Chứa tài liệu hướng dẫn (manual).

TruongLeNgocThao

Tổng số bài gửi : 61
Join date : 20/09/2012
Đến từ : Bình Thuận

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Re: Một số câu lệnh cơ bản của Linux

Bài gửi  TranThiHue Tue Dec 18, 2012 9:25 am



Quản Trị Mạng - Linux hỗ trợ các câu lệnh cho người sử dụng khi muốn tải file, chẩn đoán vấn đề về mạng, quản lý các giao diện mạng hay xem thống kê mạng trên giao diện dòng lệnh (command line). Dưới đây là một số câu lệnh thông dụng.

thống kê mạng
curl và wget

Sử dụng lệnh curl hoặc wget để tải một file từ internet mà không cần đầu cuối. Với lệnh curl, gõ curl-O đường dẫn tới file. Người sử dụng có thể sử dụng lệnh wget mà không cần thêm tùy chọn nào. File sẽ xuất hiện ở đường dẫn.

Curl-O website.com/file
Wget website.com/file

Curl
ping

Lệnh ping gửi các gói ECHO_REQUEST tới địa chỉ chỉ định. Câu lệnh nhằm kiểm tra máy tính có thể kết nối với Internet hay một địa chỉ IP cụ thể nào đó hay không. Tuy nhiên có rất nhiều hệ thống được cấu hình để không hồi đáp với các lệnh ping.

Không giống lệnh ping trên Windows, câu lệnh ping trên Linux sẽ duy trì gửi các gói tin cho đến khi bạn kết thúc nó. Có thể định số lượng gói tối đa gửi đi bằng cách gõ thêm tùy chọn –c.

ping –c 4 google.com

Ping
Tracepath và traceroute

Lệnh tracepath cũng tương tự như traceroute nhưng nó không đòi hỏi các quyền quản trị. Nó cũng được cài đặt mặc định trên Ubuntu còn tracerout thì không. Lệnh tracepath lần dấu đường đi trên mạng tới một đích chỉ định và báo cáo về mỗi nút mạng (hop) dọc trên đường đi. Nếu gặp phải các vấn đề về mạng, lệnh tracepath có thể chỉ ra vị trí lỗi mạng.

Tracepath example.com

tracepath
mtr

Lệnh mtr là sự kết hợp ping và tracepath trong một câu lệnh đơn lẻ. mtr sẽ gửi liên tục các gói và hiển thị thời gian ping cho mỗi nút mạng. Câu lệnh cũng giúp phát hiện một số vấn đề mạng. Trong trường hợp này, có thể thấy nút thứ 6 làm mất hơn 20% tổng số gói.

mtr howtogeek.com

trace route

Nhấn q hoặc Ctrl-C để thoát khi bạn thực hiện xong.
host

Lệnh host sẽ thực hiện tìm kiếm DNS. Nhập vào tên miền khi muốn xem địa chỉ IP đi kèm và ngược lại, nhập vào địa chỉ IP khi muốn xem tên miền đi kèm.

Host howtogeek.com

Host 208.43.115.82

Host
whois

Lệnh whois sẽ đưa ra các bản ghi trên server whois (whois record) của website, vì vậy bạn có thể xem thông tin về người hay tổ chức đã đăng ký và sở hữu website đó.

whois example.com

bản ghi từ whois server

ifplugstatus

Lệnh ifplugstatus giúp kiểm tra dây cáp có được cắm vào giao diện mạng hay không. Câu lệnh này không được cài đặt mặc định trên Ubuntu. Sử dụng câu lệnh sau để cài đặt nó

sudo apt-get install ifplugd

Chạy các câu lệnh sau để xem trạng thái tất cả các giao diện hay chỉ xem trạng thái một giao diện cụ thể.

ifplugstatus

ifplugstatus eth0

ifplugstatus

“link beat detected” nghĩa là dây cáp đã được cắm và “unplugged” tức dây cáp chưa được cắm.
ifconfig

Câu lệnh ifconfig có rất nhiều tùy chọn để cấu hình, điều chỉnh và dò lỗi trên các giao diện mạng hệ thống. Đây cũng là cách để xem nhanh các địa chỉ IP và các thông tin khác của giao diện mạng. Gõ ifconfig để xem trạng thái các giao diện mạng hiện đang hoạt động bao gồm tên của chúng. Bạn cũng có thể chỉ định tên một giao diện để xem thông tin trên duy nhất giao diện đó.

ifconfig

ifconfig eth0

ifconfig
ifdown và ifup

Câu lệnh ifdown và ifup giống như ifconfig up hay ifconfig down. Hai câu lệnh thực hiện bật hoặc tắt giao diện chỉ định. Điều này yêu cầu quyền quản trị nên bạn phải dùng thêm từ khóa sudo trên Ubuntu.

sudo ifdown eth0

sudo ifup eth0

ifdown cho ubuntu

Màn hình Linux sẽ báo lỗi khi được nhập những câu lệnh này. Nó thường sử dụng bộ NetworkManager cho phép quản lý giao diện mạng. Mặc dù vậy, các câu lệnh này vẫn sẽ hoạt động trên các server mà không cần dùng NetworkManager.

Nếu bạn thực sự cần cấu hình NetworkManager từ giao diện dòng lệnh, sử dụng câu lệnh nmcli.
dhclient

Lệnh dhclient giúp làm mới địa chỉ IP trên máy bằng cách giải phóng địa chỉ IP cũ và nhận một địa chỉ mới từ DHCP server. Công việc này yêu cầu quyền quản trị, vì vậy phải dùng thêm từ khóa sudo trên Ubuntu. Chạy dhclient để nhận địa chỉ IP mới hoặc sử dụng tùy chọn –r để giải phóng địa chỉ IP hiện tại.

sudo dhclient –r

sudo dhclient

dhclient
netstat

Câu lệnh netstat đưa ra các thống kê khác nhau cho giao diện, bao gồm các socket mở và các bảng định tuyến.

bảng thống kê trạng thái

Sử dụng câu lệnh netstat –p để xem các chương trình đi kèm với các socket mở.

netstat

Xem các thống kê chi tiết cho tất cả các cổng bằng câu lệnh netstat –s.

netstat -s

Trên đây là các câu lệnh thông dụng để thao tác với mạng mà Linux hỗ trợ người sử dụng. Thông qua các câu lệnh này, người sử dụng có thể dễ dàng kiểm tra tìm sự cố hay các thông tin liên quan đến mạng.

TranThiHue

Tổng số bài gửi : 41
Join date : 20/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Sử dụng hệ điều hành Linux - ổn định, miễn phí, tiện lợi và vĩnh biệt virus

Bài gửi  TranThiHongNhung Tue Dec 18, 2012 9:28 am

Linux là hệ điều hành mã nguồn mở với các nhánh đa dạng như Ubuntu, Fedora, Linux Mint..., nhánh của Linux được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là Ubuntu. Các hệ điều hành mã nguồn mở chủ yếu được phát triển bởi cộng đồng mã nguồn mở trên khắp thế giới, trong đó Ubuntu là hệ điều hành mã nguồn mở có giao diện đẹp, phiên bản mới nhất là Ubuntu 12.04 Long Term Support, được phát hành vào tháng 4 năm 2012. Người dùng cá nhân sẽ được hỗ trợ tới 3 năm, sử dụng công nghệ điện toán đám mây hiện đại.

Ưu điểm:

1. Độ ổn định cao

Ubuntu được phát hành thường xuyên, 6 tháng một lần, sau mỗi phiên bản phát hành, các lỗi cũ đều được sửa chữa, và trong quá trình sử dụng, khi phát sinh bất kỳ một lỗi nào, người dùng đều được nhanh chóng nhận được bản cập nhật để vá lỗi, do đó, độ ổn định của Ubuntu khá cao. Đặc biệt, các phiên bản của Ubuntu được hỗ trợ phần cứng đầy đủ, tự động nhận tất cả Driver và có thể chạy mượt trên các máy cấu hình yếu.

2. Đầy đủ mọi thứ cho người dùng văn phòng với mọi hoạt động học tập, xem phim, nghe nhạc, chát chít...

Với một người dùng bình thường, Ubuntu đáp ứng được mọi hoạt động văn phòng với các phần mềm thay thế: Openoffice hoặc LibreOffice thay cho Microsoft Office, Pidgin thay cho Yahoo Messenger, BitTorrent thay cho Utorrent, OpenShot thay cho Proshow Gold, VLC hay Movie Player thay cho Windows Media Player.... việc đổi host vào facebook cũng dễ dàng, việc cài đặt D-com 3G, USB 3G hay cài đặt điện thoại để kết nối internet qua điện thoại rất dễ dàng. Add-on Down Them All dùng để download cũng có thể down tốt như Internet Download Manager trên Windows...
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cài đặt các phần mềm này trên Linux bằng các dùng phần mềm Wine bổ trợ. Ví dụ, bạn có thể cài Microsoft Office trên Linux thông qua Wine và sử dụng Word, Excel rất mượt như trên Windows

3. Sử dụng Linux, bạn sẽ không cần phải cài đặt phần mềm diệt virus và không bao giờ phải lo lắng về virus nữa

Tất cả các loại virus xưa nay đều nhằm vào Windows, vì vậy những con virus này đều vô dụng và hiện nguyên hình trên các máy tính sử dụng Linux. Bật máy tính lên, cắm USB vào, nếu trong USB có virus, bạn sẽ nhìn thấy từng con một và có thể tự tay xóa chúng bởi vì chúng không thể hoạt động được trên Linux.

4. Hoàn toàn miễn phí

Sử dụng Linux, bạn sẽ không phải trả bất cứ một khoản tiền bản quyền nào. Linux và các phần mềm đi kèm đều hoàn toàn miễn phí. Nếu máy tính của bạn sử dụng Windows và 1 phần mềm văn phòng như Microsoft Office thì số tiền tối thiểu bạn phải trả là 4,5 triệu đồng, nhưng sử dụng Ubuntu với OpenOffice bạn hoàn toàn không mất một khoản phí nào.

Nhược điểm:

Hầu hết các game đều được thiết kế để chạy trên Windows nên nếu bạn là một tín đồ của game thì bạn không nên sử dụng Linux.

Sử dụng Windows lậu và các phần mềm lậu không có bản quyền là một hành động ăn cắp. Cho nên, vì đạo đức, vì một thế giới internet không có virus, hãy sử dụng Linux để thay cho Windows! cat
TranThiHongNhung
TranThiHongNhung

Tổng số bài gửi : 101
Join date : 20/09/2012
Age : 32
Đến từ : DakLak

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Các lệnh linux unix cơ bản

Bài gửi  TranThiHongNhung Tue Dec 18, 2012 9:28 am

Đặt tên & đường dẫn Tối đa 255 kí tự, dùng bất kì ký tự nào File/thư mục ẩn được bắt đầu bằng dấu chấm “.” Đường dẫn tuyệt đối: bắt đầu bằng “/” / /bin /usr /usr/bin
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/cac-lenh-linux-unix-co-ban.519855.html
TranThiHongNhung
TranThiHongNhung

Tổng số bài gửi : 101
Join date : 20/09/2012
Age : 32
Đến từ : DakLak

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Các câu lệnh Linux cơ bản

Bài gửi  NguyenThiDieu Tue Dec 18, 2012 9:30 am

Thêm trang nữa nè Click here
NguyenThiDieu
NguyenThiDieu

Tổng số bài gửi : 100
Join date : 20/09/2012

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Cấu hình IP address trên linux

Bài gửi  TranThiHongNhung Tue Dec 18, 2012 9:34 am

Cấu hình mạng cơ bản cho 1 máy linux gồm có các thông tin sau:

- IP address

- Subnet Mask

- Default gateway

- DNS Server IP address

Các cách cấu hình:

1. GUI

2. TUI (Text user interface):

Tạo file config cho thiết bị: /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-eth0

DEVICE=eth0
BOOTPROTO=static
BROADCAST=XXX.XXX.XXX.255
IPADDR=XXX.XXX.XXX.XXX
NETMASK=255.255.255.0
NETWORK=XXX.XXX.XXX.0
ONBOOT=yes

Gõ lệnh:

$ system-config-network-tui

3. CUI

Để thay đổi cấu hình IP address permanent phải edit file congig cho thiết bị.

Thay đổi trong phiên làm việc:

$ ifconfig eth0 192.168.1.5 netmask 255.255.255.0

$ route add default gw 192.168.1.1 eth0

$ vi /etc/resolv.conf, add nameserver vào
TranThiHongNhung
TranThiHongNhung

Tổng số bài gửi : 101
Join date : 20/09/2012
Age : 32
Đến từ : DakLak

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Các lệnh căn bản về Network trong linux

Bài gửi  TranThiHongNhung Tue Dec 18, 2012 9:41 am

Để xác định địa chỉ ip và các network interface ta dùng command:

[root@bigboy tmp]# ifconfig –a

Để xem những thiết bị được kết nối vào computer từ IRQ 1 - IRQ 15 :

[root@bigboy tmp]# cat /proc/interrupts

Thiết lập địa chỉ ip cho một card mạng ta dùng command sau :

[root@bigboy tmp]# ifconfig eth0 192.168.1.5 netmask 255.255.255.0 up

Thiết lập cấu hình có định cho card mạng tao vào edit files cho card mang eth0 tại /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-eth0 với nội dung như sau:

Fixed IP Address
[root@bigboy tmp]# cd /etc/sysconfig/network-scripts
[root@bigboy network-scripts]# vi ifcfg-eth0

# File: ifcfg-eth0
#
DEVICE=eth0 # tên thiết bị ta cấu hình
IPADDR=192.168.1.100 # địa chỉ ip
NETMASK=255.255.255.0 # subnetmask
BOOTPROTO=static # thiết lập chế độ static ip không thay đổi
ONBOOT=yes # khi khởi động card mạng active

ấu hình tự động nhận IP từ DHCP cho card mạng

[root@bigboy network-scripts]#
Getting the IP Address Using DHCP
[root@bigboy tmp]# cd /etc/sysconfig/network-scripts
[root@bigboy network-scripts]# vi ifcfg-eth0

#
# File: ifcfg-eth0
#
DEVICE=eth0
BOOTPROTO=dhcp
ONBOOT=yes

au khi cấu hình xong ta dùng command sau để cho card mạng nhận được cấu hình mới :

[root@bigboy network-scripts]# ifdown eth0
[root@bigboy network-scripts]# ifup eth0


Giới thiêu Cấu hình nhiều ip cho một interface: mặc định ta có card mạng wlan0 gắn địa chỉ ip là 192.168.1.10. Bây giờ để gắn thêm một địa chỉ ip là : 192.168.1.99 ta phải tạo ra một wlan ảo có địa chỉ là wlan0:0

[root@bigboy tmp]# ifconfig wlan0:0 192.168.1.99 netmask 255.255.255.0 up

Tạo một files ifcfg-wlan0:0 có nội dung như sau :

DEVICE=wlan0:0
ONBOOT=yes
BOOTPROTO=static
IPADDR=192.168.1.99
NETMASK=255.255.255.0

Để active virtual này ta cần phải dùng

[root@bigboy tmp]# ifup wlan0:0
[root@bigboy tmp]# ifdown wlan0:0

Command for change Default Gateway:

[root@bigboy tmp]# route add default gw 192.168.1.1 wlan0

Một số cú dòng lệnh để thiết lập mặc định default gateway:

DEVICE=wlan0:0
ONBOOT=yes
BOOTPROTO=static
IPADDR=192.168.1.99
NETMASK=255.255.255.0
GATEWAY=192.168.1.1


Cấu hình files etc/host

Cho phép ta gán host name cho ip: Ví dụ muốn gán a.com cho ip 127.0.0.1 :

127.0.0.1 localhost a.com

Tạo một tuyến đường static route :

Tạo một static cho một network ta dùng command –net

[root@bigboy tmp]# route add -net 10.0.0.0 netmask 255.0.0.0 gw 192.168.1.254 wlan0

Tạo một static route cho một host :

[root@bigboy tmp]# route add -host 10.0.0.0 netmask 255.0.0.0 gw 192.168.1.254 wlan0
Để xóa ta chỉ việc thay add bằng del.

Tạo một files config để bất cứ khi nào khởi động tuyến đường static sẽ tự load :

#
# File /etc/sysconfig/network-scripts/route-wlan0
#
10.0.0.0/8 via 192.168.1.254

Để config DNS cho Linux ta phải edit files

vi /etc/resolv.conf
Nameserver 192.168.1.1


Cấu hình hostname cho linux:

# vi /etc/sysconfig/network
TranThiHongNhung
TranThiHongNhung

Tổng số bài gửi : 101
Join date : 20/09/2012
Age : 32
Đến từ : DakLak

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Một số lệnh Terminal cơ bản trong Linux Mint 11

Bài gửi  NguyenThiThanhXuan Tue Dec 18, 2012 9:52 am

Tài khoản root:

Trên Linux Mint, chỉ có 1 tài khoản duy nhất với quyền quản trị cao nhất, được gọi là root user. Tuy nhiên, bất cứ tài khoản nào trong hệ thống cũng có thể đăng nhập với quyền root để thực thi các lệnh tương ứng. Trong bài thử nghiệm này, chúng ta sẽ bắt đầu với việc đăng nhập vào tài khoản root, các bạn hãy mở Terminal và gõ lệnh:

su

Hệ thống sẽ yêu cầu nhập mật khẩu (bạn sẽ không nhìn thấy ký tự nào xuất hiện nhưng thực chất thì password vẫn được nhập) và nhấn Enter. Sau khi đăng nhập bằng root, màu font của dòng lệnh sẽ chuyển từ xanh thành đỏ, còn nếu muốn thoát khỏi tài khoản root này, gõ lệnh:

exit

Thay vì việc phải giữ tài khoản root kích hoạt trong toàn bộ thời gian làm việc, chúng ta có thể thiết lập và thay đổi để áp dụng với một số chức năng, công việc nhất định bằng cách thêm sudo ở trước câu lệnh, ví dụ như sau:

sudo shutdown -r 16:00

Tuy nhiên, bạn sẽ phải nhập mật khẩu mỗi khi gõ lệnh nếu áp dụng cách này.
Quản lý ứng dụng:

Trong Linux Mint, chúng ta có thể sử dụng Terminal để quản lý, giám sát các chương trình, phần mềm trong hệ thống thay vì cách làm thông thường. Để thực hiện, các bạn cần đăng nhập dưới tài khoản root. Sau đó, sử dụng cú pháp apt-get để cài chương trình, ví dụ:

apt-get install stellarium

Còn nếu không muốn đăng nhập vào tài khoản root, hãy thêm sudo vào trước câu lệnh:

sudo apt-get install stellarium

Nhập mật khẩu để cài chương trình. Nếu muốn gỡ bỏ ứng dụng thì các bạn chỉ cần thay install bằng remove:

apt-get remove stellarium

hoặc:

sudo apt-get remove stellarium

Khi mới bắt đầu sử dụng Linux Mint, một số người dùng chắc hẳn sẽ cảm thấy thiếu hụt một số tính năng cơ bản giống Windows, và 1 trong những số đó là Task Manager. Trong trường hợp các chương trình, ứng dụng không tiếp tục hoạt động vì có lỗi xảy ra, Linux Mint có thể sử dụng cấu trúc task-manager để xử lý. Nếu muốn lấy thông tin về những tiến trình đang hoạt động, gõ lệnh:

ps -u [username]

và thay thế [username] với tên tài khoản đang thực thi tiến trình đó. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng tùy chọn top để xem chi tiết cụ thể hơn về quá trình này:

top
Một số câu lệnh cơ bản của Linux Linuxmint11--02
Khi sử dụng 1 trong những lệnh trên, các bạn cần chú ý đến những con số xuất hiện trong cột đầu tiên với tên là PID. Đây là thông số ID chúng ta cần xác định rõ để tắt những chương trình, ứng dụng tương ứng. Cú pháp cơ bản chung ở đây là sử dụng lệnh kill, sau đó là số PID tương ứng, ví dụ:

kill [PID]

hoặc thêm tham số 9 vào giữa để “bắt buộc” tắt chương trình. Tuy nhiên, các bạn phải thật cẩn thận với lệnh này, vì nếu thao tác nhầm lẫn sẽ khiến hệ thống bị tê liệt, ngừng hoạt động:

kill 9 [PID]

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng không phải lúc nào số PID này cũng giống nhau, do vậy hãy kiểm tra thật kỹ trước khi tắt 1 chương trình nào đó bằng cách này. Một cú pháp lệnh khá hữu ích ở đây là time, sẽ chỉ ra khoảng thời gian cần thiết để hoàn tất câu lệnh:

time [command]

Ví dụ như sau:

time sudo apt-get install stellarium
Để tắt hoặc khởi động lại máy tính, chúng ta có thể sử dụng lệnh shutdown, thiết lập chế độ tắt ngay lập tức hoặc theo thời gian:

shutdown [hh:mm] [message]

Trong đó, [hh:mm] là định dạng thời gian được sử dụng tại đây, còn phần [message] là dòng thông báo xuất hiện trước khi lệnh tắt máy tính được thực hiện. Còn nếu muốn khởi động lại sau khi đã tắt máy, các bạn thêm tùy chọn -r vào giữa. Ví dụ như sau:

shutdown -r 16:00 Going home after reboot, yay!

Để nén file hoặc thư mục trong Linux Mint, chúng ta sẽ sử dụng lệnh gzip. Các bạn hãy chuyển tới thư mục chứa file cần nén, sau đó gõ lệnh:

gzip [filename]

File gốc sẽ được thay thế bằng gói gzipped, còn nếu muốn giải nén thì dùng lệnh:

gunzip [filename]

hoặc:

gzip -d [filename]
Chỉnh sửa text:

Với việc này, chúng ta có khá nhiều tùy chọn để thực hiện, và tất cả các công cụ hỗ trợ này đều được sư dụng qua Terminal. Ví dụ, nếu muốn mở 1 file text bất kỳ bằng gedit thì gõ lệnh như sau:

gedit [textfilename]

Tất nhiên là các bạn phải chuyển tới thư mục chứa file đó và thay phần [textfilename] bằng tên file. Một số chương trình hỗ trợ khác là nano và vi, cấu trúc sử dụng tương tự như gedit:

nano [textfilename]

vi [textfilename]

Bên cạnh những chương trình như vậy, chúng ta còn có thể mở file text trực tiếp ngay bên trong Terminal, ví dụ như more, head hoặc tail có chức năng hiển thị những phần nhất định của file:

more [textfilename]

Lệnh more cho phép người dùng chuyển qua những trang tiếp theo trong văn bản.

head -# [textfilename]

Lệnh head này chỉ hiển thị phần nội dung trên cùng của văn bản, thay thế ký tự # với số dòng tương ứng, giống với lệnh tail dưới đây.

tail -# [textfilename]

được dùng để hiển thị nội dung của dòng cuối cùng hoặc bất cứ dòng nào phụ thuộc vào giá trị của #.

Còn cách đơn giản nhất để hiển thị nội dung file văn bản trong Terminal là cat:

cat [file name]

Nếu muốn thêm nội dung bất kỳ vào file văn bản, chúng ta sẽ dùng cú pháp:

cat >>[filename]

sau đó gõ phần nội dung cần thêm. Nhấn Ctrl + D để thoát khỏi quá trình này, và nếu muốn gộp nhiều file văn bản cùng định dạng thành 1 file duy nhất, gõ lệnh:

cat [file_1] [file_2] … [file_n] > [newfile]

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Linuxmint11--03Một số câu lệnh cơ bản của Linux Linuxmint11--04
Tìm kiếm file:

Nếu muốn tìm kiếm file trong toàn bộ hệ thống hoặc file bất kỳ nào đó, sử dụng lệnh locate, sau đó là tên file và đuôi mở rộng:

locate bla.txt
Một số câu lệnh cơ bản của Linux Linuxmint11--05
Còn nếu muốn tìm những file thực thi, chúng ta cần phải sử dụng cú pháp which:

which [executable file's name]
Một số câu lệnh cơ bản của Linux Linuxmint11--06
Để hiển thị danh sách các thành phần trong thư mục hiện tại, các bạn gõ lệnh ls, còn thông số -l để hiển thị tên người sở hữu ngay bên cạnh file đó:

ls -l
Một số câu lệnh cơ bản của Linux Linuxmint11--07

NguyenThiThanhXuan

Tổng số bài gửi : 31
Join date : 20/09/2012
Age : 33

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Hướng dẫn sử dụng lệnh find trong Linux

Bài gửi  NguyenThiThanhXuan Tue Dec 18, 2012 9:54 am

Về hình thức, lệnh find được sử dụng một cách đơn giản như sau:

# find .
.helloworld.txt
.image01.jpg
.image02.jpg
.image03.jpg

Lệnh này sẽ cung cấp cho bạn một danh sách tất cả các tập tin và thư mục trong đường dẫn hiện hành. Lưu ý rằng truy vấn này sẽ hiển thị cả những tập tin trong cả thư mục con, vì vậy danh sách này sẽ rất dài nếu bạn có nhiều file trong đó. Để dừng sự hiển thị này bạn hãy ấn phím Ctrl + C.
Phương thức trên là cách đơn giản nhất để sử dụng lệnh find. Bằng cách kết hợp với một số các tham số và biểu thức thông thường khác, bạn có thể làm cho việc tìm kiếm tập tin được thông minh hơn. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm kiếm tất cả tập tin có tên bắt đầu bằng “image”, hãy làm như sau:

# find . -name image\*

Ở đây chúng ta sử dụng tham số -name trong lệnh find để tìm kiếm tất cả tập tin có tên bắt đầu bằng image. Lưu ý rằng trường hợp này kết quả sẽ phân biệt chữ hoa với chữ thường. Để có kết quả không phân biệt hoa – thường bạn có thể dùng lệnh “# find . -iname image\*” .

Bạn cũng có thể sử dụng ký tự đại diện cho việc tìm kiếm các tập tin với phần mở rộng nhất định. Để tìm kiếm toàn bộ nội dung file trong thư mục hiện hành và cả thư mục con có phần mở rộng .php, bạn sử dụng lệnh sau:

# find . -name \*.php

Bạn cũng có thể thực hiện việc tìm kiếm theo hướng ngược lại. Tức là tìm tất cả những tập tin không có phần mở rộng .php như sau:

# find . \! -name “*.php”

Lưu ý: dấu chấm than (!) được dùng để thực thi việc tìm kiếm theo chiều ngược lại, điều này có thể được dùng cho toàn bộ những tùy chọn khác.

Một trong những vấn đề thường gặp phải khi dùng lệnh find là theo mặc định nó sẽ tìm cả những thư mục con. Trong khi đó nhiều khi bạn chỉ cần tìm trong thư mục hiện hành. Để làm được điều này bạn cần sử dụng đến tùy chọn -maxdepth. Với tùy chọn này, lệnh find sẽ được “thông báo” rằng có nhiều cấp độ trong thư mục con nên nó cần “xem xét” khi tìm kiếm. Vì vậy nếu bạn chỉ muốn find tìm trong thư mục hiện hành, chỉ cần thêm chỉ số 0 vào sau -maxdepth:

# find . \! -name “*.php” -maxdepth 0

(Dòng lệnh trên sẽ tìm tất cả file trong thư mục hiện tại không có phần mở rộng là .php)

Nếu muốn tìm kiếm sâu hơn vào cả thư mục con, bạn chỉ cần tăng chỉ số cho -maxdepth lên thành 1,2… tùy theo các cấp của thư mục bạn có. Tương tự, bạn cũng có thể sử dụng lệnh -mindepth để thiết lập giới hạn thấp nhất cho cấp của thư mục được tìm kiếm. Bằng cách kết hợp hai tùy chọn -maxdepth và -mindepth một cách linh hoạt bạn sẽ có được nhiều kết quả theo nhiều nhu cầu của mình.
Tìm kiếm với các tiêu chí khác

Nếu như ở phần trên chúng ta đã biết cách sử dụng tùy chọn -name để tìm kiếm theo tên tập tin. Tương tự như vậy, trong trường hợp bạn muốn tìm những kết quả theo tên người dùng thì có thể thêm tùy chọn -user. Ví dụ bạn muốn hiển thị những tập tin có phần mở rộng .php của user có tên ChimCanhCut, hãy làm như sau:

# find . -name “*.php” -maxdepth 2 -user ChimCanhCut
Khắc phục lỗi thường gặp

Thông thường bạn có thể sử dụng lệnh find trong shell scripts. Bản thân lệnh này sẽ ném ra vài lỗi. Tuy nhiên, khi bạn chạy nó như một user bình thường các lỗi nếu gặp phải sẽ được bật lên dạng pop-up. Ví dụ, nếu bạn chạy lệnh tìm kiếm trong thư mục root nhưng không có quyền root sẽ gặp lỗi kiểu Permission denied. Điều này sẽ gây khó chịu khi sử dụng lệnh trong một kịch bản. Mặc dù bản thân lệnh find không thể tự khắc phục lỗi này nhưng chúng ta vẫn có thể giải quyết dễ dàng bằng cách chuyển hướng toàn bộ lỗi về /dev/null như sau:

# find / -name StewieGriffin\*
/root: Permission denied
/home/peterg: Permission denied
/home/stewie/StewieGriffin-resume.doc

Sẽ được chuyển thành

# find / -name StewieGriffin\* 2>/dev/null
/home/stewie/StewieGriffin-resume.doc

Bây giờ bạn có thể yên tâm sử dụng lệnh find trong các script của mình mà không cần lo lắng đến các lỗi ở đầu ra.
Sử dụng lệnh find cho người lười biếng

Nếu bạn là một người như vậy, hãy kết hợp các lệnh tiện ích để có được kết quả như ý muốn. Chẳng hạn như bạn muốn tìm kiếm tập tin có chứa từ “ChimCanhCut” bạn chỉ cần chạy lệnh # find . | grep ChimCanhCut. Lệnh này tương tự như # find . -name ChimCanhCut. Tương tự, để kết quả trả về không phân biệt chữ hoa – chữ thường bạn chỉ cần làm như sau: # find . | grep -i ChimCanhCut. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp lệnh find với sed hoặc awk

NguyenThiThanhXuan

Tổng số bài gửi : 31
Join date : 20/09/2012
Age : 33

Về Đầu Trang Go down

Một số câu lệnh cơ bản của Linux Empty Re: Một số câu lệnh cơ bản của Linux

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết